Chủ động phòng cúm gia cầm

Thứ 7, 29/10/2022 | 00:00:00
475 lượt xem

Hiện nay, dịch bệnh cúm gia cầm đã và đang diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới và một số tỉnh, thành trong cả nước. Đặc biệt sau hơn 8 năm nước ta lại ghi nhận 1 trường hợp người nhiễm vi rút cúm gia cầm, chủng A/H5. Người chăn nuôi trong tỉnh tăng cường các biện pháp chủ động trong phòng, chống dịch bệnh nhằm hạn chế thấp nhất virus cúm gia cầm lây nhiễm, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

 Tiêu độc, khử trùng là việc làm thường xuyên giúp trang trại này chăn nuôi hiệu quả

Chăn nuôi với số lượng lớn với tổng đàn khoảng  8.000 gà thương phẩm, việc tiêu độc, khử trùng tại trang trại này được thực hiện đều đặn hàng ngày. Toàn bộ gà trong trang trại cũng đã được tiêm phòng đầy đủ tất cả các loại vắc-xin. Nhờ đó mà gần chục năm chăn nuôi gà, trang trại chưa một lần bị dịch bệnh. 


Ông Phạm Anh Tuấn, xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ:Bản chất của cúm gia cầm là virus mà đã là virus thì không có kháng sinh đề điều trị nên chỉ là biện pháp phòng hiệu quả là tiêm vắc xin. Ở đây trang trại áp dụng tiêm vắc xin định kỳ, những loại vắc xin phòng cúm tốt nhất trên thị trường hiện nay áp dụng tiêm cho con gà 21 ngày tuổi và tiêm nhắc lại cho toàn đàn sau 3 tuần.”

Tại Thái Bình từ đầu năm đến nay đã xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại huyện Kiến Xương

Theo tổng hợp của Cục thú y, từ đầu năm đến nay trên địa bàn cả nước đã xảy ra 34 ổ dịch cúm gia cầm tại 19 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 77.000 con gia cầm. Tại Thái Bình từ đầu năm đến nay đã xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại huyện Kiến Xương. Trên 3.500 con gia cầm phải tiêu hủy. Kết quả lấy mẫu giám sát chủ động của cơ quan chuyên môn tỷ lệ lưu hành vi rút cúm gia cầm chủng A/H5 khá cao. Do đó các hộ chăn nuôi chủ động biện pháp phòng bệnh từ sớm, từ xa. Phòng tránh dịch bệnh càng tốt thì hiệu quả chăn nuôi càng cao.


Ông Bùi Văn Thịnh, xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ: Trước khi nhập đàn về thì khử trùng bằng phun sát trùng theo định kỳ và rắc vôi toàn bộ khu vực xung quanh chuồng trại, con giống nuôi thường cách ly khoảng 20 ngày rồi mới đưa ra địa bàn rộng hơn để đảm bảo an toàn chăn nuôi cho hộ gia đình.”





 Siết chặt công tác phòng dịch, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học giải pháp ưu tiên thực hiện để bảo vệ đàn gia cầm

Thời gian tới là dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội. Tổng đàn gia cầm và hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm có thể gia tăng. Bên cạnh đó, thời tiết hiện trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển. Vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Việc siết chặt công tác phòng dịch, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học được xem là giải pháp ưu tiên thực hiện để bảo vệ đàn gia cầm trong thời điểm này. 


Ông Phạm Văn Lý, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y  Thái Bình: Chi cục chăn nuôi và thú y chúng tôi cũng tăng cường lấy mẫu giám sát chủ động tại các chợ có buôn bán gia cầm sống và tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán gia cầm ra vào địa bàn tỉnh.”


Không lơ là, chủ quan, chủ động thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm, đó là cách hạn chế thấp nhất vi rút cúm gia cầm lây nhiễm, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi và thu nhập của các hộ chăn nuôi.

Thu Trang

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...