Gác chuông – Điểm nhấn đặc biệt của Chùa Keo

Thứ 2, 30/05/2022 | 00:00:00
7,289 lượt xem

Tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Di tích quốc gia đặc biệt - Chùa Keo là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn bảo tồn được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa. Trong quần thể kiến trúc của ngôi chùa có tuổi đời 4 thế kỷ này thì công trình nổi bật nhất phải kể đến là Gác chuông nằm phía sau chùa, đây được đánh giá là gác chuông to, đẹp vào hàng bậc nhất trong các gác chuông của chùa cổ ở Việt Nam.

Gác chuông chùa Keo có kiến trúc 3 tầng 

Gác chuông chùa Keo được làm hoàn toàn bằng gỗ, có độ cao 11,04m chia làm 3 tầng, 12 mái, tượng trưng như một bông hoa sen vươn lên giữa vùng quê Thái Bình. Mỗi tầng của gác chuông được làm 4 mái, mỗi mái đều có đầu đao cong mềm mại. Kết cấu gỗ của công trình sử dụng hệ thống “chồng đấu tiếp rui”, chưa hề gặp trong kiến trúc gỗ Việt Nam truyền thống.


Chị Nguyễn Thị Phương Duyên, Hướng dẫn viên Ban Quản lý di tích Chùa Keo. “Công trình tháp chuông chùa Keo là một công trình kiến trúc đặc biệt nhất trong tổng thể di tích chùa Keo, là điểm nhấn cũng như thu hút rất nhiều du khách khi về với Thái Bình. Đây là công trình kiến trúc đặc biệt nhất, bởi theo sự xác lập của sách kỷ lục Việt Nam vào 12/12/2007, tháp chuông chùa keo được xác lập kỷ lục đây là tháp chuông bằng gỗ cao nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.”

Tỷ lệ giữa các tầng kiến trúc của gác chuông rất cân đối, tỷ lệ hợp lý giữa các bờ nóc, bờ thẳng, bờ mềm, độ vươn của bờ nóc gác đao được hài hoà trong tổng thể kiến trúc. Các chi tiết chạm khắc trang trí mỹ thuật tinh xảo càng tôn thêm vẻ đẹp lộng lẫy của tòa gác chuông. Theo đánh giá của giới nghiên cứu, gác chuông chùa Keo là một trong những công trình sáng giá nhất trong toàn bộ kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện còn tồn tại. 


Chị Nguyễn Thị Phương Duyên, Hướng dẫn viên Ban Quản lý di tích Chùa Keo.Hệ thống chuông này, 1 năm chỉ được thỉnh có 2 lần, lần thứ nhất thỉnh vào lúc sang canh, chào đón năm nới, cầu cho quốc thái dân an. Lần thứ 2 thỉnh vào đầu ngày hội thu tháng 9 âm lịch trong năm. Người thỉnh chuông không phải ai cũng được chọn, mà phải là người phúc đức.”


Chùa Keo là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn bảo tồn được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa

Với người dân Thái Bình, từ lâu nay gác chuông Chùa Keo đã được coi là biểu tượng của mảnh đất quê hương, đi vào nhiều loại hình nghệ thuật như tranh, ảnh, thơ, ca... Đặt trong toàn thể hệ thống kiến trúc chùa Keo, gác chuông hòa nhập một cách hoàn hảo với các công trình khác, góp phần làm nên giá trị của một Di tích quốc gia đặc biệt.

Thúy Quỳnh

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...