Ngành chăn nuôi nỗ lực vượt khó

Thứ 6, 09/07/2021 | 00:00:00
776 lượt xem

Từ đầu năm 2021 đến nay, ngành chăn nuôi đối diện với nhiều khó khăn, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, giá thức ăn tăng cao trong khi giá bán sản phẩm hạ đã ảnh hưởng không nhỏ tới người chăn nuôi. Với quyết tâm không để khó khăn làm cản trở mục tiêu tăng trưởng, ngành nông nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh nỗ lực tìm các giải pháp duy trì sản xuất, thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

Số trứng thu được tại trang trại nuôi gà của anh Thẩm được ấp bằng máy ấp trứng

Gia đình anh Đinh Trọng Thẩm, xã Dân Chủ, huyện Hưng Hà có 4 chuồng nuôi gà ri lai đẻ trứng với trên 6000 con. Trung bình mỗi ngày, anh Thẩm thu khoảng trên 2000 quả trứng. Toàn bộ số trứng này gia đình ấp nở, cung cấp con giống cho người chăn nuôi trong vùng. Từ đầu năm 2021 đến nay, việc tái đàn tăng đàn có xu hướng chững lại, con giống tiêu thụ rất chậm. Anh Thẩm chủ động giảm số lượng gà đẻ, chuyển hướng sang nuôi gà thương phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Anh Đinh Trọng Thẩm - xã Dân Chủ, huyện Hưng Hà:

“Tôi đã quyết định chuyển một nửa công suất chăn nuôi ấp nở sang nuôi con gà sạch bằng công nghệ thức ăn vi sinh, tự chế thức ăn chăn nuôi để giảm giá thành chi phí xuống. Trong khi đó, con gà được nuôi bằng thức ăn vi sinh khi đưa ra thị trường được giá cao.” 


Trang trại nuôi gà của hộ anh Thẩm

Để gỡ khó cho người chăn nuôi, ngoài việc giúp nhau về vốn, về con giống, thời gian qua, Hiệp hội gia cầm và trang trại nông nghiệp Thái Bình đã chú trọng đến việc tập huấn kỹ thuật, khuyến khích hội viên sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết, áp dụng an toàn sinh học để nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Mậu Thuận - Phó Chủ tịch Hiệp hội gia cầm và trang trại nông nghiệp Thái Bình:

“Chúng tôi đã tuyên truyền cho tất cả các hội viên là cố gắng huy động các nguồn tài chính để làm sao duy trì được đàn. Cái thứ 2 là tiết kiệm các chi phí, đưa quy trình chăn nuôi trộn thức ăn vi sinh rồi tận dụng thức ăn sẵn có như ngô, cám để giảm giá thành thức ăn. Về đầu ra, chúng tôi cố gắng kết hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại Sở Công thương, ngoài ra, chúng tôi cũng kết nối được một số đơn vị người ta tiêu thụ.”


Trang trại nuôi lợn của hộ dân tỉnh Thái Bình

Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, hiện nay là thời điểm khó khăn chung đối với hoạt động sản xuất, việc tăng đàn tái đàn để phát triển ổn định chăn nuôi trong điều kiện hiện nay không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong cung ứng thực phẩm mà còn bảo đảm sinh kế cho nông dân.

Ông Đỗ Quý Phương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình:

“Việc tái đàn tăng đàn trong thời gian tới thì trước tiên là phải đảm bảo đủ các điều kiện trong chăn nuôi, đảm bảo về phòng bệnh mới cho tái đàn. Vai trò thứ 2 là phải làm đúng. Gia súc gia cầm phải nhập rõ nguồn gốc.”


Chủ động thay đổi phương thức chăn nuôi, đồng thời thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh là giải pháp quan trọng để người chăn nuôi vượt qua những khó khăn, góp phần cùng ngành nông nghiệp thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế.

Thu Trang

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...