Dân vận khéo trong phát triển kinh tế sống tốt đời đẹp đạo

Thứ 4, 07/07/2021 | 00:00:00
625 lượt xem

20 năm, vợ chồng chị Trần Thị Thiết và anh Đinh Văn Tiến giáo dân công giáo ở thôn Thượng, Phúc Xanh, xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy đã tích cực tìm tòi, đưa nghề tiểu thủ công nghiệp về địa phương. Bằng sự năng động, nhạy bén trong kinh doanh anh chị đã thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn mây tre đan xuất khẩu, tạo việc làm cho những lao động ở các địa phương trên toàn huyện.

 Nông dân ở xã Thụy Sơn huyện Thái Thụy làm các sản phẩm mây tre đan xuất khẩu tại hộ chị Thiết

Đã nhiều năm nay, ngoài làm ruộng, ông Khúc Ngọc Nhàn và nhiều nông dân ở xã Thụy Sơn huyện Thái Thụy có thêm nghề phụ làm các sản phẩm mây tre đan xuất khẩu. Nói là nghề phụ, xong lại là thu nhập chính bởi công việc đều đặn mỗi tháng, ông Nhàn có thu nhập từ 3 – 4 triệu đồng.

Ông Khúc Ngọc Nhàn - xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy: 

“Công việc ngày này thì thực ra chúng tôi rất là khó khăn, nhất là trong cái dịch Covid-19 lần này, cơ sở cũng tạo điều kiện cho anh em chúng tôi làm ăn có công, có việc, có tiền rất là phấn khởi.“


Chị Thiết giúp đỡ bà con tạo ra các sản phẩm mây tre đan mang lại thu nhập

Người có công mang nghề về làng là chị Trần Thị Thiết. Năm 2001, chị thành lập tổ hợp sản xuất cói, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Từ quy trình sản xuất ban đầu với nguyên liệu tận dụng như: bẹ chuối, bẹ ngô, bèo tây,… Đến nay, vẫn là các mặt hàng làn, ghế, giỏ, khay nhưng được thay thế bằng nguyên liệu nhựa, gỗ, mỗi tháng doanh nghiệp sản xuất ra gần 80.000 sản phẩm chủ yếu là xuất sang các nước Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Chị Trần Thị Thiết - xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy:

“Kí hợp đồng với hai công ty này là nó cũng có tiếng ở trong miền Bắc này, cho nên là đầu vào đầu ra nó rất đồng đều. Như dịch Covid-19 này thì đơn hàng của tôi là hết năm nay nó kín lịch.“


Sản phẩm sản xuất, đóng gói xuất đi thị trường nước ngoài

Để thuận tiện cho bà con vừa làm nghề, vừa có thể tranh thủ việc nhà, mà cơ sở của gia đình chị Thiết cũng đỡ tốn diện tích, không phải quản lí lao động, 17 tổ hợp sản xuất đã được thành lập trên địa bàn huyện Thái Thụy. Các tổ hợp do người lao động tự làm dịch vụ cả đầu vào lẫn đầu ra.

Chị Trần Thị Thiết - xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy:

“Tôi sẽ phân ra từng hàng chẳng hạn là khu vực này người ta phù hợp với hàng này thì tôi sẽ phân từng tổ một, từng loại mặt hàng một. Như thế, thứ nhất là đảm bảo chất lượng cho công ty, hàng người ra đã quen một cái sản phẩm nào thì người ta sẽ làm tốt cái sản phẩm đấy."


Với việc đưa nghề về quê, vợ chồng chị Thiết không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân đồng thời tạo sự gắn kết trong cộng đồng, góp phần thay đổi diện mạo vùng quê nông thôn mới.

Thu Trang 

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...