Sau khi về đích nông thôn mới từ năm 2014 đến nay xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương, đã luôn chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Không chỉ thu hút doanh về làng, mà nhiều người dân tại địa phương đã mạnh dạn du nhập nghề mới về địa phương. Góp phần thúc đẩy và tạo đà cho sự phát triển đa đạng các ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại xã nông thôn mới Bình Thanh.
Xưởng may của anh Sử tại xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương
Sau 18 năm làm việc xa quê tại tỉnh Bình Dương thì thời điểm giữa năm 2019, anh Hoàng Văn Sự, thôn Lập Ấp, xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương đã quyết định trở về quê hương để phát triển kinh tế gia đình. Và xưởng may gia công là lựa chọn để anh Sự khởi nghiệp khi mang nghề và công việc về với lao động tại quê nhà. Và cũng bởi, anh nhận thấy sự thuận lợi của việc phát triển ngành nghề mới tại địa phương.
Anh Hoàng Văn Sự - thôn Lập Ấp, xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương: “Sau nhiều năm đi làm xa quê, khi về quê hương, tôi nhận thấy nhiều lao động ngoài độ tuổi lao động, đặc biệt là chị em có con nhỏ không thể đi lên thành phố tìm việc làm. Thế nên tôi đã quyết định mở xưởng để tạo công việc cho bà con và cũng là phát triển kinh tế gia đình.” | ![]() |
Công nhân làm việc tại xưởng may của anh Sử tại xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương
Hiện tại, xưởng may đang tạo công việc cho hơn 30 lao động tại thôn Lập Ấp. Phần lớn là những lao động trung tuổi và ngoài độ tuổi lao động. Đặc biệt, đó đều là những lao động xưa nay vốn chỉ quen với công việc đồng áng, thì nay, họ đã trở thành những công nhân may lành nghề. Với mức thu nhập từ 3-5 triệu đồng mỗi tháng.
Bà Hoàng Thị Nụ - thôn Lập Ấp, xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương: “Chúng tôi xưa nay chỉ quen với công việc làm ruộng, từ khi mở xưởng may thì tôi vào đây học việc và làm, đến giờ cũng đã có tay nghề và thu nhập ổn định. Từ 4-5 triệu mỗi tháng.” | ![]() |
![]() | Bà Đỗ Thị Bích Ngọc - Bí thư chi bộ thôn Lập Ấp, xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương: “Mấy năm gần đây tại thôn Lập Ấp thì ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khá phát triển, như nghề đan mặt ghế, móc sợi, nghề may góp phần nâng cao đời sống của người dân.” |
Sản phẩm của cơ sở đan bèo bồng của anh Tuấn xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương
Sự phát triển lớn mạnh của nhiều cơ sở sản xuất, cũng là động lực để nhiều người dân tiếp tục mang nghề về làng. Cũng chính từ đó, mà nhiều ngành nghề mới đã được người dân tại địa phương mạnh dạn tạo dựng. Như cơ sở đan bèo bồng này, cũng đã du nhập về thôn Khả Phú, xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương gần 1 năm nay. Điều đặc biệt, chủ cơ sở là những ông chủ mới ngoài 30 tuổi. Hiện tại, cơ sở này đang tạo công việc cho hàng nghìn lao động nông nhàn trong và ngoài xã.
Anh Hoàng Văn Tuấn - thôn Khả Phú, xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương: “Ở thôn tôi khá nhiều người dân ngoài độ tuổi lao động nông nhàn, chưa có công việc, cùng lúc đó tôi tìm hiểu qua nhiều nguồn biết được công việc đan bèo bồng mang về cho bà con cùng làm, tăng thêm thu nhập.” | ![]() |
![]() | Bà Tô Thị Hồi - thôn Khả Phú, xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương: “Tôi làm việc ở cơ sở từ khi đưa nghề đan bèo bồng về làm. Công việc có thể tranh thủ bất cứ thời gian nào trong ngày để làm. Rất thuận lợi mà lại có thu nhập. Như tôi làm ít thời gian thì được hơn 1 triệu mỗi tháng, còn mọi người có thể được 2-3 triệu đồng.” |
Người dân làm nghề thủ công tại xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương tăng thêm thu nhập
Theo thống kê, chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, tại xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương, đã có hàng chục ngành nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp du nhập về địa phương. Sự phát triển, mở rộng của nhiều cơ sở sản xuất đã và đang góp phần tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây. Ở thời điểm cuối năm 2020, bình quân thu nhập đầu người đạt gần 50 triệu đồng/người/năm.
Ông Lê Thanh Quang - Chủ tịch UBND xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương: “Đến nay tại địa phương đã có 6 doanh nghiệp, cơ sở lớn đang tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân tại địa phương và các xã lân cận. Thời gian tới, Đảng ủy, chính quyền địa phương xã Bình Thanh cũng xác định chuyển hướng tiếp tục phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương, chiếm tỷ lệ 65% trong cơ cấu ngành nghề và giảm dần tỷ trọng của lĩnh vực nông nghiệp.” | ![]() |
Phát triển nghề và du nhập ngành nghề mới ở xã nông thôn mới Bình Thanh đã tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu lao động, kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là tiền đề, để nông thôn mới Bình Thanh chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới xây dựng xã nông thôn mới nâng cao của huyện Kiến Xương.
Phương Thúy
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...