Hướng đến kỉ niệm 46 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975 – 30/4/2021, thời điểm này các cơ sở giáo dục của tỉnh Thái Bình đã tổ chức nhiều tiết học ngoại khoá về lịch sử nhằm giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử, tinh thần chiến đấu anh dũng của thế hệ cha ông trong chiến dịch Hồ chí Minh năm 1975 cho các em học sinh.
Tiết học dạy ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
Giảng dạy đã hơn 30 năm nay, nhưng cứ đến dịp kỉ niệm 30/4 hàng năm, khi dạy học sinh về ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, cô Nhuần lại bồi hồi, xúc động và tự hào về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Niềm tự hào ấy được truyền thụ qua những trang giáo án môn lịch sử đến nhiều thế hệ học trò.
Cô giáo Phạm Thị Nhuần - Trường TH&THCS Phú Châu huyện Đông Hưng: “Tôi muốn truyền nhiệt huyết, niềm tự hào đến các thế hệ học trò để các em hiểu được về không khí cách mạng của chiến thắng lịch sử đã giúp dân tộc ta toàn thắng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua đó mong muốn các em có ý thức phấn đấu để xứng đáng với công sức hi sinh của biết bao thế hệ cha ông đi trước.” |
Các em học sinh chăm chú nghe giảng về lịch sử dân tộc
Các em học sinh được học những câu chuyện về tinh thần chiến đấu gan dạ, dũng cảm của các chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc tổng tiến công chiến dịch mùa Xuân năm 1975. Đặc biệt là diễn biến từ sự hành quân bí mật thần tốc của quân ta đến sự chi viện vững chắc của hậu phương cho tiền tuyến. Chỉ trong 5 ngày (từ chiều 26 đến trưa ngày 30/4/1975), lực lượng nổi dậy từ các căn cứ “lõm” đã tiếp ứng cho 5 cánh quân có đầy đủ binh chủng và trang thiết bị hiện đại chiếm lĩnh tất cả các vị trí mục tiêu ở Sài Gòn từ trong ra ngoài, làm sụp đổ toàn bộ bộ máy chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa, giữ cho Sài Gòn còn gần như nguyên vẹn.
Học sinh Đoàn Thuý Hiền - Trường TH&THCS Phú Châu huyện Đông Hưng: “Chúng em cảm thấy rất tự hào về truyền thống quê hương, có anh hùng Bùi Quang Thận đã dũng cảm vượt qua xe bọc thép, lính ngoài lố nhố trong khi trong tay anh không có vũ khí nào nhưng vẫn trèo lên nóc Dinh Độc Lập cắm lá cờ của Tổ quốc. Em thấy chúng em cần ra sức học tập để xứng đáng với truyền thống của cha ông.” |
Học sinh làm bài tập về ý nghĩa các chiến dịch lịch sử
Cô giáo Bùi Thị Ưa - Trường THPT Đông Quan huyện Đông Hưng: “Tôi thấy học sinh rất hứng thú với tiết học, các em rất tự hào về truyền thống của đất nước mình. Bản thân tôi là 1 giáo viên trong thời bình tôi cũng rất tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Vì vậy rất muốn truyền đạt để các em học sinh hiểu, tự hào về truyền thống này.” |
Trong kháng chiến, tình yêu nước và nghệ thuật quân sự đã giúp dân tộc ta giữ vững được chủ quyền của Tổ Quốc. Trong thời bình, lòng yêu nước vẫn tiếp tục được các thế hệ kế thừa và phát huy qua những nỗ lực trong học tập, trong lao động góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày một văn minh, giàu mạnh.
Ngọc Anh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...