Thay đổi kế hoạch sản xuất phù hợp với bối cảnh dịch bệnh

Thứ 5, 11/03/2021 | 00:00:00
948 lượt xem

Vừa duy trì sản xuất ổn định, vừa phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch là nhiệm vụ kép mà các doanh nghiệp phải thực hiện trong bối cảnh dịch. Quan trọng nhất vẫn là việc làm và thu nhập ổn định. Ngay từ đầu năm 2021, nhiều doanh nghiệp đã buộc phải thay đổi kế hoạch sản xuất để phù hợp với tình hình thực tế.

Xưởng sản xuất của công ty

Dù đã có kinh nghiệm sau hơn 1 năm chống chọi giữa đại dịch covid19 nhưng với sự kéo dài và chưa biết đến bao giờ dịch này mới chấm dứt thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh hay nói gần hơn kịch bản ứng phó đã được các doanh nghiệp chuẩn bị như: tập trung các đơn hàng phục vụ thị trường nội địa, sản xuất các mặt hàng phòng dịch, thậm chí chấp nhận cả những đơn hàng nhỏ, giá trị gia công thấp để chờ thị trường ổn định trở lại.

Ông Lê Hồng Thuỷ - Giám đốc Công ty cổ phần khu công nghiệp TBS Sông Trà:
"Chúng tôi đã khôi phục lại các thị trường, ngành hàng bắt đầu được lưu thông. Từ giờ đến tháng 6, đơn hàng chúng tôi đã kí được 5,6 triệu sản phẩm”.

Xưởng sản xuất 

Nhiều doanh nghiệp tối thiểu hoá sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận bằng việc quản trị chi phí sản xuất, cơ cấu lại lực lượng lao động chủ lực, đổi mới công nghệ, giảm lệ thuộc vào lao động phổ thông.

Ông Lê Dũng - Phó Giám đốc Công ty TNHH Toàn Thắng, huyện Hưng Hà:
“Hàng công ty chủ yếu xuất khẩu đi Nhật Bản và Hàn Quốc. Mặc dù từ đầu năm đến nay ảnh hưởng dịch bệnh nhưng công ty vẫn duy trì được công việc và xuất hàng ổn định. Giải pháp của chúng tôi là tập trung vào khách hàng truyền thống, mặc dù khách hàng có khó khăn nhưng chúng tôi chia sẻ và hỗ trợ cùng với khách hàng”.

Làm việc trực tuyến

Việc chuyển từ làm việc trực tiếp với các đối tác sang làm việc online đã được 100% doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng. Từ việc tìm kiếm đơn hàng đến việc kí kết hợp đồng, kiểm định chất lượng hàng hoá tới các cuộc họp giữa các thành viên của tổng công ty cũng đã chuyển sang hình thức trực tuyến. 

Chị Nguyễn Thị Hồng Duyên - Công ty TNHH HNP:

“Hiện nay do dịch covid thì mọi giao dịch của công ty với các đối tác đều qua trực tuyến, họp online, kí kết và làm việc qua gmail”.


Anh Trần Mạnh Huy - Trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty Sợi dệt Hương Sen Comfor:

“Doanh nghiệp cũng áp dụng triệt để công nghệ 4.0 vào sản xuất kinh doanh. Cụ thể chào hàng và bán hàng online trên mạng thông qua các kênh bán hàng online chứ không gặp gỡ trực tiếp. Kí hợp đồng chuyển hoá qua các hình thức kinh doanh online cho thuận tiện hơn”.


Kho hàng của công ty

Nhờ chủ động thích ứng với cơn bão dịch mà nhiều doanh nghiệp đã trụ vững để ổn định sản xuất. Những chuyến hàng đang sẵn sàng để chuẩn bị xuất khẩu, mang theo niềm vui, sự lạc quan của người lao động và doanh nghiệp.

Các đơn hàng trên thế giới về Việt Nam rất nhiều, nhiều doanh nghiệp hiện đã kí được đơn hàng đến hết quý II, thậm chí là đến hết năm 2021. Đó là tín hiệu tích cực, là trái ngọt mà chúng ta được hưởng sau những nỗ lực trong phòng chống dịch, từ Trung ương tới địa phương và từ chính sự trưởng thành của chính các doanh nghiệp. Họ luôn có những hoạt động chuyển đổi sáng tạo, gìn giữ những thế mạnh cốt lõi của mình để chờ thời cơ mới”.

Hữu Phước

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...