Điểm sáng trong đại dịch covid19

Chủ nhật, 07/02/2021 | 00:00:00
603 lượt xem

Năm 2020, Dệt may là một trong những ngành chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, song với những cách làm sáng tạo, phù hợp, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình vẫn duy trì, giữ vững sản xuất kinh doanh hiệu quả, trở thành những điểm sáng năng động, vượt khó.

Xưởng sản xuất của Công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao Tân Đệ

Năm 2020, đại dịch Covid 19 đã làm cho 81 triệu lao động trên toàn cầu, trong đó 1,3 triệu người Việt Nam bị mất việc làm. Vì lẽ đó, 15.000 lao động ở doanh nghiệp này càng trân quý hơn những gì mà họ đang được hưởng. 

Chị Đào Thị Thơ - Công nhân Công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao Tân Đệ:

“Năm 2020 đơn hàng khó khăn nhưng Ban Giám đốc công ty vẫn tạo đầy đủ việc làm cho chúng em".


Xưởng sản xuất của Công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao Tân Đệ

Chị Đỗ Thị Yến - Công nhân Công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao Tân Đệ:

“Dịp Tết Nguyên đán này, công ty vẫn thưởng cho chúng em lương tháng 13 từ 6-7 triệu đồng/1 người, anh chị em công nhân phấn khởi".


Xưởng sản xuất của Công ty cổ phần May Hà Thành

Sự yên tâm, tin tưởng, chung sức đồng lòng của người lao động là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhiều doanh nghiệp dệt may Thái Bình thực hiện thành công mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh covid-19, vừa duy trì sản xuất kinh doanh hiệu quả. 

Ông Trần Đăng Sứ - Giám đốc Công ty cổ phần May Hà Thành:

“Năm 2019 công ty chúng tôi chỉ đạt 70 tỷ doanh thu nhưng năm 2020 đạt trên 90 tỷ, tuyển thêm 150 công nhân".


Xưởng sản xuất của Nhà máy dệt

Đại dịch Covid-19 hoành hành khiến chuỗi cung ứng sản xuất ngành dệt may bị đứt gãy, gián đoạn. Tuy nhiên, đây cũng chính là liều thuốc thử, cơ hội để các doanh nghiệp vượt lên thách thức. 

Ông Vũ Huy Đức Tổng giám đốc Công ty cổ phần Damsan:

“ Chúng tôi cũng cố gắng thích nghi với dịch bệnh, áp dụng khoa học công nghệ trực tuyến, internet để giao thương với các nền kinh tế, cải tiến lao động sản xuất, giảm mọi chi phí không cần thiết, đảm bảo thu nhập cho người lao động".


Ông Ninh Xuân Thảo - Giám đốc Công ty cổ phần may Đô Lương:

“ Trong năm rồi tỷ trọng mua vải nội địa của chúng tôi cũng tăng cao, tăng 5 lần so với cùng kì năm trước. Đó cũng là tiền đề để chúng tôi chuyển đổi nhà cung cấp vải từ nước ngoài sang nhà cung cấp Việt Nam".


Mặc dù đơn giá gia công may mặc giảm từ 30-40% so với cùng kỳ, song tùy theo quy mô sản xuất, nhiều đơn vị dệt may Thái Bình đạt doanh thu từ vài chục đến gần 6.000 tỷ đồng, góp phần nâng tổng giá trị sản xuất công nghiệp Thái Bình năm 2020 đạt gần 71.810 tỷ đồng, tăng 0,5% so với cùng ký năm trước . Tiêu biểu như Công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao Tân Đệ, May xuất khẩu Việt Thái_Vitexco, Công ty cổ phần Đô Lương, Tổng công ty may 10.

Duy Huy 

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...