Tâm huyết với nghề dệt chiếu

Thứ 6, 25/09/2020 | 00:00:00
2,743 lượt xem

Ðến xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ bất kể thời điểm nào cũng đều bắt gặp không khí sôi động của các hộ làm nghề dệt chiếu. Nghề truyền thống này đã giúp người dân nơi đây có cuộc sống ngày càng phát triển. Đặc biệt những năm gần đây, nhiều hộ đã mạnh dạn áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần. Một trong những người tiên phong là ông Nguyễn Văn Thân ở thôn Vũ Hạ, với cơ sở dệt chiếu cho lợi nhuận lên tới khoảng 800 triệu đồng mỗi năm.

Hội nông dân đến thăm cơ sở dệt chiếu của ông Nguyễn Văn Thân ở thôn Vũ Hạ, xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ

Gia đình có truyền thống nhiều đời gắn bó với nghề dệt chiếu, ông Nguyễn Văn Thân luôn canh cánh mong muốn giữ nghề, phát triển nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường. Nhận thấy dệt chiếu bằng máy cho năng suất cao, giải phóng được sức lao động, hiệu quả hơn hẳn so với dệt thủ công, năm 2007, ông đầu tư mua 2 máy dệt, mở xưởng dệt chiếu máy với quy mô khi đó chỉ 120 mét vuông. 

Máy dệt chiếu cói

Ông Nguyễn Văn Thân ở thôn Vũ Hạ, xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ   

Dệt chiếu máy năng suất có thể 1 ngày đêm được 30 đôi chiếu bằng 60 lá. Nếu so với dệt chiếu thủ công gấp 15 lần, vì dệt chiếu thủ công 2 người 1 ngày chỉ được 1 đôi thôi. 

Đến nay, cơ sở dệt chiếu của ông Nguyễn Văn Thân đã phát triển thành 3 xưởng dệt tổng diện tích hơn 4.000 mét vuông, 15 máy dệt, 5 máy viền. Mỗi ngày sản xuất được khoảng 200 đôi chiếu. Tạo việc làm cho 40 lao động trực tiếp với thu nhập ổn định. 

Dệt chiếu bằng máy chỉ cần 1 người theo dõi máy dệt và cho cói vào dệt

May biên chiếu

Bà Phạm Thị Mai, người lao động lâu năm tại cơ sở dệt chiếu 

Tôi làm ở đây từ khi xưởng mới thành lập. Bình quân thu nhập chúng tôi từ 6 – 7 triệu/ tháng, so với làm nông, chúng tôi làm ở đây thoải mái, dễ dàng, thu nhập cao hơn.   

Hiện nay khi thị trường tiêu dùng đa dạng về các mặt hàng chiếu, như: chiếu nhựa, chiếu tre, trúc,… thì việc giữ nghề và duy trì nghề dệt chiếu cói nhiều khi rất gian nan. Việc đưa máy móc, trang thiết bị công nghiệp vào dệt chiếu ông Nguyễn Văn Thân, đã góp phần nâng cao giá trị mặt hàng chiếu địa phương. Nói về kinh nghiệm phát triển nghề dệt chiếu cói, ông Nguyễn Văn Thân chia sẻ: “Quan trọng nhất của nghề chiếu cói là phải làm chiếu đẹp, có thương hiệu mang ra thị trường. Một là nguyên vật liệu phải mua đẹp, máy móc phải tốt, đào tạo công nhân quy củ. Có nhiều những người đến đây học hỏi kinh nghiệm, gia đình tôi cũng trau dồi về kỹ thuật máy móc để người ta hiểu biết và làm nghề.”

In hoa văn lên chiếu thành phẩm

Ngày nay, trước sự xuất hiện của nhiều loại chiếu, thảm, đệm khác nhau, thì chiếu cói vẫn có chỗ đứng nhất định trên thị trường, không chỉ bởi tính chất mát về mùa hè, ấm về mùa đông, mà còn bởi giá trị truyền thống vốn có. Ông Nguyễn Văn Thân cũng đang tiếp tục phát triển cơ sở sản xuất, đầu tư cho khâu quảng bá sản phẩm để chiếu cói Quỳnh Phụ được biết đến nhiều hơn ở các tỉnh thành phố trên cả nước.        

Hà My

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...