Nếu như không có gì thay đổi, thì Hiệp định sẽ bắt đầu chính thức có hiệu lực theo nguyên tắc hai bên đã thỏa thuận là ngày đầu tiên của tháng thứ 2 sau khi hoàn tất việc phê chuẩn Hiệp định ở tại cả hai phía. Như vậy có thể tính từ ngày 1/8/2020, Hiệp định sẽ có hiệu lực để phục vụ cho Liên minh châu Âu và Việt Nam tổ chức thực thi. Vậy nhiệm vụ của Việt Nam lúc này là gì?
Người đứng đầu ngành Công Thương, Ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, lúc này không phải là lúc đặt ra câu hỏi các Doanh nghiệp Việt Nam có thể vào ngay thị trường châu Âu thông qua Hiệp định thương mại này không, mà chúng ta phải đặt ra vấn đề: phải làm gì để cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế được thụ hưởng và khai thác có hiệu quả nhất những cơ hội từ Hiệp định này.
Ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công Thương: “5 nhóm nhiệm vụ lớn nhất để đảm bảo cho quá trình thực thi Hiệp định có hiệu quả. Trong đó có những nội dung rất quan trọng liên quan đến việc tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật cho tất cả cộng đồng doanh nghiệp và người dân của chúng ta. Để không chỉ là cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chức năng là chủ thể của tổ chức thực thi, mà phải là Doanh nghiệp và người dân tham gia vào cuộc này.” |
Đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa – đối tượng được coi là dễ tổn thương nhất, thì việc khai thác được những lợi ích, đảm bảo những cam kết của Hiệp định sẽ là vấn đề đặt ra trong suốt quá trình thực thi. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với tất cả các ngành hàng.
|
Ưu đãi về thuế quan, về thuận lợi hóa thương mại và tiếp cận thị trường …sẽ là nền tảng quan trọng để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường cho cộng đồng Doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc từng ngành hàng sẽ cần những chiến lược cụ thể, phù hợp.
Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May 10 “Chiến lược phát triển ngành dệt may năm 2035 – 2040 mà Hiệp hội dệt may đã có tham gia góp ý vào chiến lược này. Thì Chính phủ cần phê duyệt chiến lược đó, bởi từ chiến lược đó sẽ là chiếc gậy, là xương sống cho quy hoạch các khu công nghiệp. Đây là đề án mang lại tầm chiến lược cho ngành công nghiệp dệt may trong thời gian tới để chúng ta lấy được lợi ích từ các Hiệp định thương mại.” |
Hiệp định EVFTA được đánh giá là lần đầu tiên đạt tới tỉ lệ ưu đãi cao nhất trong số các đối tác thương mại của Việt Nam. Điều này thể hiện ở cam kết ngay trong vòng 7 năm đầu tiên khi thực thi Hiệp định, việc cắt giảm thuế quan cho các mặt hàng sản phẩm của Việt Nam sang EU lên tới 97%. Để hưởng lợi ích tối đa, chính quyền địa phương các cấp đặc biệt là các cơ quan chức năng sẽ luôn đồng hành và bám sát những đòi hỏi yêu cầu của quá trình thực thi hiệp định để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.
Vào lúc 16h45 chiều ngày nay 8/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có cuộc điện đàm với Cao ủy Thương mại EU Phil Hogan. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên sau khi EVFTA được phê chuẩn thông qua sáng nay với 100% phiếu tán thành.
Theo TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...