Tự hào quê hương “thóc thừa cân, quân vượt mức”

Thứ 4, 29/04/2020 | 00:00:00
6,484 lượt xem

Khắc ghi lời dạy của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, với tinh thần: “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Ðảng bộ và nhân dân Thái Bình đã dốc sức chi viện cho chiến trường miền Nam với tinh thần “Thóc thừa cân, quân vượt mức”, góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Biểu tượng quê hương 5 tấn Thái Bình trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ - Ảnh Bảo tàng Thái Bình

Nhà văn, nhà báo Bút Ngữ năm nay đã 90 tuổi. Ông là 1 trong những cây bút đã gắn bó với nông dân Thái Bình, lặn lội qua nhiều HTX của tỉnh như HTX Tân Phong, Vũ Thắng, Quảng Nạp... 45 năm đã trôi qua, nhưng kí ức về những ngày tháng tư lịch sử dường như vẫn nguyên vẹn. 

Nhà văn, nhà báo Bút Ngữ: Chiến tranh rất ác liệt, Mỹ ném bom trên 80% số xã trong tỉnh, phá đê cống nhằm mục đích phá nơi sản xuất ra gạo thịt để ủng hộ miền Nam. Riêng năm 1972, Thái Bình góp cho nhà nước tới gần 12 vạn tấn thóc và mỗi lao động góp cho nhà nước tới 20 kg thịt lợn. Bây giờ nghe thì bình thường nhưng thời ấy kiếm được cực kì khó khăn.


Khi ấy nông dân Thái Bình chủ yếu là phụ nữ và người cao tuổi. Thế mà người nông dân vẫn lập nên kì tích, đóng góp cho nhà nước mỗi năm tới 8 vạn tấn thóc. Dù khó, nhưng những người dân Thái Bình ngày ấy đồng lòng. Nơi chiến trường, người chiến sĩ luôn vững lòng chiến đấu bởi luôn có nơi hậu phương hỗ trợ. 

Những người nông dân vững tay súng, chắc tay cày cấy - Ảnh Bảo tàng Thái Bình

Đồng chí Nguyễn Trọng Mao, xã Vũ Trung huyện Kiến Xương: Thời chống Mĩ với phong trào“ Thóc thừa cân quân vượt mức”, gia đình tôi luôn tích cực sản xuất và nuôi bộ đội.. Không chỉ nuôi dưỡng bộ đội, chúng tôi còn vận động các gia đình khác cùng tăng gia sản xuất để nuôi dưỡng và bảo vệ quân.


Ruộng kiểu mẫu, HTX Vạn Thắng - Ảnh Bảo tàng Thái Bình

Xã viên, nông dân Thái Bình thời ấy cấy trồng chăn nuôi giỏi, nhưng không phải ai cũng được ăn no. Làm xong nghĩa vụ với HTX, với Nhà nước, họ mới lo đến phần mình. Khi ấy, HTX như một đoàn tàu nhiều toa, theo một đầu tàu và một đường ray, bám vào lí tưởng chung để lãnh đạo nhân dân vượt mọi khó khăn, tiến lên phía trước. 

Đồng chí Phạm Ngọc Đáp, Nguyên Uỷ viên BTV, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình: Phải giác ngộ cho quần chúng hiểu rõ mục đích của vấn đề đóng góp để phục vụ cho cuộc giải phóng đất nước. Muốn vậy phải có quân đội. Mà muốn có quân đội mạnh thì phải có thức ăn. Khi đó, người dân tự nguyện thực hiện theo kế hoạch.


Đảng bộ và nhân dân Thái Bình xác định: Là tỉnh trọng điểm về lúa vùng Đồng bằng Bắc Bộ, là hậu phương lớn trong những hậu phương, nên địa phương phải phát huy cao nhất thế mạnh của tỉnh, lấy nông nghiệp làm trọng tâm; sản xuất lương thực, thực phẩm là quan trọng hàng đầu để đáp ứng cho được nhu cầu lương thực cho đời sống nhân dân và chi viện nơi chiến trường...

Một trang báo Nhân dân viết về Thái Bình - Ảnh Bảo tàng Thái Bình

Sự đồng lòng của toàn thể nhân dân Thái Bình ngày ấy đã làm nên chiến thắng, để lại những bài ca vang mãi muôn đời:

Những hạt thóc đi từ đất Thái Bình

Qua Quảng Trị, Thừa Thiên vào Hàm Tân, Xuyên Mộc

Thóc dạt dào như đất nước dạt dào tiềm lực

Mỗi bước thóc vào, trăm bước quân đi...

Ngọc Anh

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...