Ngay cả những người bình thường không phải khi nào cũng dễ dàng hòa nhập được với cuộc sống đang đổi thay từng ngày thì đối với những người khuyết tật, việc hòa nhập hẳn là còn khó khăn hơn rất nhiều. Nhiều quốc gia trên thế giới từ lâu đã đặt mối quan tâm đến việc tạo môi trường thuận lợi nhất để những người khuyết tật có thể phát huy hết những khả năng của mình cũng như theo đuổi những ước mơ.
Bãi biển Fort-Mahon-Plage, niềm Nam nước Pháp là một trong 75 bãi biển được trang bị cơ sở vật chất riêng hỗ trợ người khuyết tật.
Các lối lên xuống tại đây được thiết kế để xe lăn có thể di chuyển dễ dàng.
Điểm đặc biệt của bãi biển Fort-Mahon-Plage là chiếc xe phao 3 bánh Tiralo được thiết kế đặc biệt cho người khuyết tật di chuyển trên cát và nổi trên mặt nước.
![]() | Ông Alain Baillet – Thị trưởng Thành phố Fort-Mahon-Plage: Nhu cầu cho những chiếc Tiralo đặc biệt cao trong dịp Hè. Đây là thiết bị hỗ trợ tối đa cho người khuyết tật tận hưởng được kì nghỉ trên những bãi biển. |
Anh Fabrice Disbier – Người nhà người khuyết tật: Tiralo là một thiết bị chắc chắn nhưng lại dễ sử dụng. Mẹ tôi đã rất thích khi được tắm biển với thiết bị này. | ![]() |
Cô Nimol đã mất một chân từ 14 năm trước khi giẫm phải mìn còn sót lại sau chiến tranh tại Campuchia. Chính sân bóng rổ này đã mang lại niềm vui mỗi ngày cho cô từ sau tai nạn đó.
![]() | Cô Lors Nimol – Cầu thủ bóng rổ: Trước kia khi tôi chưa từng chơi bóng rổ, tôi chỉ quanh quẩn ở nhà và rất cô đơn. Sau khi sinh hoạt thể thao tôi đã có thêm nhiều người bạn cùng hoàn cảnh với mình và tôi cảm thấy rất hạnh phúc. |
Tại đây, ước mơ của những vận động viên khuyết tật tiếp tục được thắp sáng. Họ được luyện tập chức năng qua những lớp học với người hướng dẫn và được tham gia thi đấu như những vận động viên chuyên nghiệp trên những chiếc xe lăn.
Trên thế giới, cứ 10 người thì có 1 người là bị khuyết tật. Ở các nước phát triển, người khuyết tật có nhiều cơ hội hơn để phát huy năng lực, thậm chí là có đóng góp lớn cho nhân loại. Trường hợp điển hình mà chúng ta biết đến là Nhà Vật lý học, nhà khoa học vĩ đại của thế giới, Stephen Hawking. Ông là niềm tự hào của nước Anh và cả thế giới khi đưa ra những lý thuyết mang tính đột phá về vũ trụ học, giải thích về sự ra đời và tồn tại của vũ trụ. Cuộc đời ông là những chuỗi ngày sống chung với căn bệnh xơ cứng teo cơ (ALS). Khi tình trạng bệnh tật của Hawking ngày một xấu đi, ông buộc phải giao tiếp thông qua thiết bị hỗ trợ giọng nói nhân tạo và ra hiệu bằng lông mày. Thế nhưng chỉ với ngần ấy sự trợ giúp thôi, ông đã có đóng góp cho sự phát triển của tri thức nhân loại tới gần nửa thế kỷ trước khi qua đời.
Câu chuyện của Stephen Hawking là một điển hình cho những đóng góp đầy tiềm năng mà người khuyết tật có thể làm cho cuộc sống nếu họ được tạo điều kiện để thực hiện ước mơ và cống hiến cho xã hội như những người bình thường khác. Và việc đầu tiên chúng ta cần suy nghĩ là hãy làm điều gì đó để họ có được điều kiện hòa nhập một cách bình đẳng vào xã hội.
Nguồn TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...