Tình trạng xe chở trái cây ùn ứ tại cửa khẩu chờ xuất khẩu sang Trung Quốc lại tái diễn những ngày gần đây, với mức độ nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là bởi Trung Quốc đã chính thức xiết chặt nhập khẩu tiểu ngạch, hàng hóa phải đạt chuẩn, thì mới cho thông quan. Không thể cứ chờ giải cứu, nông sản Việt cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời đa dạng hóa thị trường.
Chỉ trong vài ngày trở lại đây, đã có ít nhất 500 container chở trái cây phải xếp hàng dài chờ thông quan tại cửa khẩu. Tình trạng này sẽ còn kéo dài trong nhiều ngày khi số lượng xe chở trái cây tiếp tục đổ về. Đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc gặp tình trạng này. Nguyên nhân được cho là các lô hàng này không đáp ứng tiêu chuẩn để thông quan.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam:
"Do trục trặc về thủ tục, mã số vùng trồng, thông tin trên thùng không đúng như khai báo, nên Trung Quốc họ phát hiện ra, kiểm tra kỹ, nên xuất khẩu của mình phải đưa vào quy củ, chứ không để lộn xộn như trước đây, khi nào người dân doanh nghiệp quen rồi thì khác"
Sau khi ùn ứ, có thể lại tái diễn tình trạng giải cứu, bởi sau nhiều ngày chờ thông quan, chất lượng trái cây đã giảm, càng khó xuất đi, nên buộc phải quay lại tiêu thụ trong nước. Câu chuyện đáng buồn này lặp đi lặp lại lâu nay, bởi người nông dân quá dễ dãi với việc sản xuất của mình, không chịu lắng nghe những chuyển động từ thị trường.
Ông Nguyễn Văn Bửu, GĐ HTX Nông nghiệp Quơn Long, tỉnh Tiền Giang:
"Xưa đến nay làm theo kiểu truyền thống, chất lượng thanh long không đạt, bán thị trường chủ yếu Trung Quốc cho thương lái, chứ mình không bán hợp đồng hay đạt vietgap gì hết/ hợp tác xã vướng vào cái cung vượt cầu, khi trồng nhiều bán không được, giá rất rẻ, lỗ là thường, giá cao là ít."
Sự sụt giảm từ thị trường Trung Quốc đã khiến kim ngạch xuất khẩu trái cây cả nước 9 tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 2,9 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ. Các chuyên gia cho rằng, tình trạng đình trệ xuất khẩu sẽ còn kéo dài một thời gian nữa trong khi chờ doanh nghiệp và người dân hoàn thành thực hiện đăng ký mã số vùng trồng, xây dựng cơ sở đóng gói và hạ tầng đạt chuẩn, thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế…
Ông Nguyễn Đình Tùng, TGĐ Tập đoàn Vina T&T:
"Từ những bài học như thế này sẽ giúp bà con nhận thức rõ ràng hơn, người ta phải tạo ra sản phẩm có thể bán đi Mỹ, đi Trung Quốc, bán vào thị trường nội địa, bất cứ chỗ nào sản phẩm cũng phải đồng nhất."
Đã đến lúc phải có một cuộc cách mạng thực sự trong nhận thức của nông dân Việt Nam, chuyển từ tư duy sản xuất truyền thống, manh mún, sang sản xuất theo tiêu chuẩn, minh bạch, thì mới có đầu ra ổn định. Từ đây, nếu tổ chức xây dựng thương hiệu, tổ chức kênh phân phối tốt, đa dạng thị trường, thì trái cây Việt Nam thậm chí còn rộng cửa vào các hệ thống siêu thị lớn trên toàn cầu./.
Theo TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...