Quy định 205 về chống chạy chức chạy quyền

Thứ 2, 30/09/2019 | 14:55:17
2,225 lượt xem

Ngày 23.9.2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Quy định gồm 4 phần với 15 điều, nêu cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ, các hành vi bị nghiêm cấm cũng như biện pháp xử lý khi vi phạm đối với cá nhân, đơn vị trong công tác cán bộ.

Điểm đáng chú ý nhất của quy định này là 6 hành vi chạy chức, chạy quyền đã được Bộ Chính trị chỉ ra rõ ràng, cụ thể. Các hành vi chạy chức, chạy quyền gồm: tiếp cận, thiết lập quan hệ, hối lộ, mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan; tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, nhất là các dịp lễ tết, sinh nhật, sử dụng danh nghĩa tình cảm cá nhân hoặc danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân khác để tặng quà, tiền, bất động sản, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho cán bộ lãnh đạo, người có thẩm quyền; lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, bổ nhiệm; lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, đề cử, bổ nhiệm mình; dùng lý lịch, xuất thân gia đình, thành tích công tác của bản thân để mặc cả, cài đặt điều kiện, đòi hỏi vô lý đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm và sử dụng các hành vi tiêu cực khác. 

Đồng thời, BCT cũng chỉ rõ 8 hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền. Trong trường hợp người làm công tác cán bộ và nhân sự liên quan nếu có hành vi chạy chức, chạy quyền hay bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền sẽ bị xử lý rất nghiêm, khai trừ khỏi Đảng hoặc buộc thôi việc. 

Để hiểu rõ hơn về quy định này, Truyền hình Thông tấn đã có cuộc phỏng vấn PGSTS Nguyễn Minh Tuấn – Viện trưởng Viện xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

 PGSTS Nguyễn Minh Tuấn – Viện trưởng Viện xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

 - Ông đánh giá như thế nào  về quy định 205 về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền?

- Có thể nói ở tầm BCT quy định thì đây là lần đầu tiên, về nội dung rất phong phú, đầy đủ, cụ thể rõ ràng, thể hiện tinh thần kiên quyết, kiên trì rất mạnh mẽ để chống tham nhũng nói chung và đặc biệt là tham nhũng trong công tác cán bộ. Bởi trong thời gian vừa qua, nhiều dư luận nói về chạy chức chạy quyền, thế nhưng chạy ai, ai chạy thì cũng không có quy định nào cụ thể để người ta phát hiện được. Đây là một biện pháp tôi cho rằng phòng ngừa vẫn là chính, trong cái xây và chống thì tôi cho rằng xây là cơ bản lâu dài, trong trường hợp chúng ta đưa ra quy định như vậy chính là cách chúng ta phòng. 

 -  Những vấn đề đặt ra trong quy định lần này không mới và đã có khung xử lý được quy định rất rõ trong Luật hình sự, Luật phòng chống tham nhũng, Luật cán bộ, công chức... vậy quy định này ra đời liệu có thực sự giải quyết được tình trạng này hay không? 

 -  Việc thực hiện còn ở phía trước, nhưng rõ ràng tinh thần thì trong cán bộ đảng viên và nhân dân rất hài lòng, rất đồng tình ủng hộ. Phải nói những hành chạy chức chạy quyền được đưa ra khái quát có hệ thống, chi tiết trong tất cả các lĩnh vực, thế thì giúp chúng ta thấm nhuần tinh thần đó, cảnh tỉnh cho tất cả mọi người kể cả người chạy và người nhận chạy đều có thể biết rằng đấy là hành vi cả xã hội lên án, đảng cấm. Thứ hai, bản thân mỗi cán bộ trong cơ quan đơn vị và nhân dân có cơ hội, điều kiện, căn cứ để giám sát việc đó, để tố cáo hành vi chạy chức chạy quyền, hoặc thông tin cho tổ chức đảng để chúng ta xử lý. 


 - Hành lang pháp lý thì đã có rồi, nhưng để hiện thực hóa trong thực tế, hạn chế đi tới xử lý triệt để tình trạng này thì chúng ta phải làm những gì, thưa ông?

 - Tôi nghĩ rằng việc đầu tiên là nâng cao nhận thức, quán triệt trong toàn bộ hệ thống chính trị, trong Đảng, trong nhân dân, tạo phản ứng của dư luận xã hội, làm sao để người ta không dám tham nhũng, bởi vì tham nhũng trong cán bộ ảnh hưởng rất lớn trong uy tín của Đảng. Việc thứ 2 nữa phải dân chủ công khai các quy trinh, các khâu, các bước trong công tác cán bộ, trong bố trí đề bạt cán bộ, thì công khai dân chủ tạo cơ hội cho mọi người như nhau, cũng chính là điều kiện để giám sát xem có đúng quy trình đó hay không. Việc thứ 3 là phát huy vai trò của nhân dân, nhân dân có vai trò rất lớn, là tai mắt để cung cấp thông tin...

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...