Khôi phục hệ sinh thái san hô tại Biển Đỏ

Thứ 4, 25/09/2019 | 10:18:19
726 lượt xem

Biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân hàng đầu khiến các rạn san hô biến mất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái dưới nước. Mới đây các nhà khoa học Jordan và nhiều quốc gia khác đang nỗ lực khôi phục lại loài vật quý giá này.

Biển Đỏ là nơi vốn có tới hơn 200 loài san hô màu sinh sống, những rạn san hô này cũng là chỗ trú ngụ và nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật dưới biển. Tuy nhiên, nhiệt độ tăng khiến cho quá trình tẩy trắng đang diễn ra ngày một nghiêm trọng.

Để đối phó với tình trạng này, các nhà khoa học biển tại Jordan đang tiến hành thí nghiệm để khôi phục loài san hô này.



Ông Foad Al-Horani – Chuyên gia nghiên cứu hệ sinh thái san hô: “Chúng tôi đang nỗ lực khôi phục những rạn san hô đã chết hoặc bị tẩy trắng từ những cá thể còn sót lại. Bằng những công nghệ về khôi phục môi trường nước hay nghiên cứu các tác nhân khiến san hô bị hủy hoại, chúng tôi sẽ thử nghiệm để đưa ra các giải pháp cứu vãn tình trạng trên.” 



Jordan chỉ có hơn 30km bờ biển, nhưng có nhiều hoạt động khai thác, hợp tác và đánh bắt diễn ra, cùng với các quốc gia như Ai Cập, Saudi Arabia, Yemen, Sudan…Do đó, san hô cũng bị ảnh hưởng từ các hoạt động kinh tế biển này.



Anh Andrew Chappelle – Tổ chức quốc tế AQABA: “Nếu đánh bắt và khai thác tài nguyên biển quá mức cũng khiến cho san hô bị tổn hại rất lớn. Nhóm các nhà khoa học chúng tôi đang chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất, và nghiên cứu các phương án bảo tồn san hô còn sót lại.”




Trong 30 năm qua, 50% san hô trên khắp thế giới đã biến mất; do đó mục đích nghiên cứu này này là tìm ra những gen cho phép san hô tồn tại ở nhiệt độ cao hơn, chống chịu tốt hơn với hiện tượng ấm lên toàn cầu.



Bà Maysoon Kteinfan – Nhà khoa học biển: “Rất nhiều người lầm tưởng rằng, san hô chỉ như những tảng đá vô tri nhưng chính san hô lại là một trong những loài bị ảnh hưởng rõ nhất do nước biển nóng lên và ô nhiễm môi trường. Điều đầu tiên là chúng tôi nghiên cứu về mức độ ô nhiễm của nước và khả năng chống trọi của sinh vật này.”



Hiện, Trung tâm nghiên cứu xuyên quốc gia Biển Đỏ là sáng kiến lớn nhất tại khu vực cả về số lượng quốc gia tham gia cũng như khu vực nghiên cứu rộng lớn, các hệ sinh thái đa dạng, bao gồm hơn 2.000 km bờ biển và 14.500 km rạn san hô. Trung tâm có sự nghiên cứu hợp tác chặt chẽ của các nước như Jordan, Ai Cập và  Saudi Arabia.


Nguồn TTXVN



  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...