Chăn nuôi sinh học giúp nhiều hộ chăn nuôi vượt qua dịch tả lợn châu Phi

Thứ 4, 18/09/2019 | 17:48:19
734 lượt xem

Sau khi dịch tả lợn Châu Phi xảy ra từ tháng 2 đến nay, dịch đã lan rộng khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, nhiều cơ sở chăn nuôi lợn phải đóng cửa với gần 5 triệu con lợn bị tiêu hủy. Trong khi không có vaccine phòng dịch thì việc ngăn dịch lây lan là điều không thể. Thế nhưng đã có những đàn lợn phát triển khỏe mạnh ngay giữa vùng dịch.

Giống như nhiều địa phương khác, thời điểm này đàn lợn của xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã bị thiệt hại nặng nề do dịch tả lợn châu Phi. Thế nhưng, 6 con lợn nái, hơn 30 con lợn thịt của gia đình ông Lịch không hề bị ảnh hưởng, dù dịch đã xảy ra trên địa bàn này từ nhiều tháng nay. 

Ông Nguyễn Văn Lịch – Xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế: "Chung quanh nhà tôi thì tính ra thống kê chung trên địa bàn xã, chết tới 80-90% nhưng mà riêng đàn lợn của tôi không bị ảnh hưởng, ngoài việc đầu tư men của Quế Lâm thì tôi cũng chăm sóc hết sức tích cực, trong đó công tác vệ sinh chăn nuôi hết sức nghiêm ngặt, cụ thể là chuồng trại phải quét dọn vệ sinh hàng ngày, thứ hai phải phun tiêu độc, thứ ba phải rải vôi còn về thức ăn thì có bột của QL, nước uống thì uống nước sạch, còn rau xanh thì chúng tôi phải lấy từ trong vườn cho lợn, không mua thức ăn bên ngoài"

Không riêng gia đình ông Lịch mà nhiều hộ chăn nuôi khác ở Huế cũng đã vượt qua bão dịch tả lợn châu Phi. Đáng nói là những hộ này đều liên kết chăn nuôi với cùng một doanh nghiệp, được doanh nghiệp đầu tư con giống, thức ăn và chính doanh nghiệp giám sát quy trình nuôi.

Ông Nguyễn Hồng Lam – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm: "Chăn nuôi quản lý tổng hợp theo sinh thái, theo sinh học thì chắc chắn không có bệnh dịch, không chỉ vượt qua bệnh dịch tả châu Phi mà bao nhiêu thứ bệnh trong con heo có 150 loại bệnh mà chúng tôi vượt qua trong 6 năm nay."


Từ câu chuyện có đàn lợn ở Thừa Thiên Huế không bị dịch tả lợn châu Phi, Bộ NN&PTNT đã cùng với các nhà khoa học đánh giá kiểm nghiệm và khẳng định, các chế phẩm sinh học hoàn toàn có thể giúp đàn lợn tăng sức đề kháng, vượt qua dịch bệnh, gồm cả dịch tả lợn châu Phi. 

Ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: "Chúng ta có hướng dẫn quy trình sử dụng các chế phẩm sinh học, cho đến giờ phút này thì rất nhiều nhóm chế phẩm ứng dụng trong thực tiễn, kết hợp với các giải pháp an toàn sinh học thì cho kết quả rất tích cực, chúng tôi đã kiểm nghiệm, kiểm tra tại các trang trại, có những trại quy mô tới 500 con thì thấy là nếu đồng bộ áp dụng biện pháp sử dụng các chế phẩm nâng cao sức đề kháng của con lợn kết hợp với các nhóm giải pháp kỹ thuật sinh học khác để đảm bảo an toàn thì chúng ta có thể hạn chế một cách chắc chắn đối với dịch bệnh này."


Tại thời điểm thực hiện phóng sự, các phóng viên đã từng đi qua nhiều vùng dịch tả lợn châu Phi. Thế nhưng khi đến với trang trại này, chủ hộ ở đây không yêu cầu khách thực hiện các biện pháp cách ly phòng dịch, họ tự tin đàn lợn của mình đủ sức đề kháng miễn nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Câu chuyện ở Thừa Thiên Huế một lần nữa cho thấy, chăn nuôi an toàn sinh học là giải pháp tốt nhất để phòng chống dịch bệnh, nhất là đối với bệnh chưa có vaccine phòng như dịch tả lợn châu Phi./.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...