Ngành may tìm cách giữ chân người lao động

Thứ 6, 16/08/2019 | 15:07:37
994 lượt xem

Để tìm lời giải cho bài toán khan hiếm lao động, phía doanh nghiệp may mặc đã chấp nhận đào tạo tay nghề cho nhân công từ đầu cũng như tìm mọi cách để cải thiện thu nhập cho công nhân nhằm giữ chân người lao động.

Một ví dụ là mặc dù đạt doanh thu khoảng 55 tỷ đồng mỗi năm song Công ty cổ phần may Hà Thành, xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ vẫn không tránh khỏi tình trạng thiếu công nhân. Hiện công ty đang sử dụng 320 lao động, tuy nhiên con số này mới chỉ đáp ứng được hơn một nửa so với năng lực thực tế của nhà máy.

Phía công ty cho rằng đây là khó khăn chung của rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc hiện nay, một phần xuất phát từ tâm lý “chọn việc”, “nhảy việc” của lao động phần nữa ngành may cũng đang phải cạnh tranh lao động với các ngành khác như giày da, điện tử, cơ khí chế tạo. 


Để tìm lời giải cho bài toán khan hiếm lao động, phía doanh nghiệp đã chấp nhận đầu tư kinh phí đào tạo tay nghề cho nhân công từ đầu, hỗ trợ thêm 30% trên tổng mức thu nhập 03 tháng đầu cho lao động mới. Hiện mỗi tháng công ty cổ phần may Hà Thành xuất khẩu khoảng 100 nghìn sản phẩm sang thị trường Mỹ.

Thanh Phú 

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...