Với những lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, nhiều năm qua, Thái Bình là 1 trong những tỉnh tốp đầu của cả nước về sản lượng, năng suất nhiều loại nông sản như ngao, lúa gạo... Tuy nhiên, thực chất giá trị xuất khẩu mà nói rộng ra là thu nhập mang lại cho người sản xuất trực tiếp được bao nhiêu, là vấn đề cần được phân tích để thấy rõ những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình.
Năm 2018, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước đạt kỷ lục 40 tỷ USD. Trong khi đó, tại Thái Bình, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản thực phẩm chiếm tỷ trọng rất nhỏ 22,1 triệu USD, tức là chỉ chiếm khoảng 0,05% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước.
Từ đầu năm 2019 đến nay, tình hình xuất khẩu còn trầm lắng hơn. Các mặt hàng nông sản hầu như không xuất khẩu được. Điển hình như lúa, gạo - sản phẩm chủ lực của tỉnh Thái Bình. Với sản lượng 1 triệu tấn/1 năm. Theo tính toán, người dân Thái Bình mới chỉ dùng hết 30- 40% số lúa, gạo sản xuất ra. Còn lại để xuất khẩu hoặc bán ra các tỉnh, thành khác. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu của cây trồng này rất thấp.
Ông Lý Thái Hưng - Giám đốc Công ty Hưng Cúc, doanh nghiệp duy nhất của Thái Bình đủ điều kiện xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc: Mặc dù sản lượng lúa gạo của chúng ta lớn, nhưng lại không đủ để xuất khẩu, là do chúng ta có rất nhiều loại giống lúa. Nên khi ký được hợp đồng thì không thu mua đủ sản lượng lúa gạo để xuất khẩu.
Với con Ngao cũng vậy, khi mà sản lượng Ngao của Thái Bình chiếm 50% sản lượng Ngao của cả nước, thì giá trị xuất khẩu cũng rất thấp, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung quốc, qua các thương lái. Bấp bênh và rủi ro cao. Đây cũng là tình trạng diễn ra đối với con tôm của Thái Bình.
Ông Viên Đình Thu - huyện Thái Thụy cho biết: Khi Trung Quốc đóng cửa khẩu không cho xuất khẩu sang thì con tôm nằm lại cửa khẩu luôn. Chi phí đầu tư đầm tôm lớn lắm, nhưng giá trị xuất khẩu thấp”.
Hiện nay tiêu thụ nông sản ở Thái Bình vẫn theo lối truyền thống, đa phần là bán tiểu ngạch nên rủi ro cao, gây hao hụt giá trị sản phẩm. Trong khi đó, khâu chế biến lại rất thiếu và yếu.
Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình :Các sản phẩm xuất khẩu của Thái Bình vẫn là sản phẩm thô, mà chưa chú trọng đến khâu chế biến ngay từ cơ sở sản xuất. Vì th, phần lợi nhuận không thuộc về người nông dân mà thuộc về đơn vị trung gian.
Từ thực tế này cho thấy, muốn nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản xuất khẩu, Thái Bình phải bám vào chuỗi giá trị hàng hóa nông sản để nhìn nhận lại từng khâu, từng ngành, từng doanh nghiệp và cả người nông dân có thể làm gì, cần cải tiến ở khâu nào. Có như thế, nông sản của Thái Bình mới thực sự hội nhập./.
Thu Hà
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...