Cấy máy đang được nông dân tại nhiều địa phương trong tỉnh Thái Bình mong chờ triển khai ra diện rộng. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay việc sử dụng máy cấy sẽ tiết kiệm được sức lao động, đảm bảo sức khỏe cho người nông dân và giải quyết vấn đề thiếu lao động trong làm nông nghiệp.
Vụ mùa năm nay, gia đình nhà anh Bùi Xuân Trường, thôn Phú Thứ, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư bắt đầu cấy bằng máy. Gia đình chỉ có hai người, việc cấy máy đã giúp anh chủ động được công việc cấy hái hơn rất nhiều.
Anh Bùi Xuân Trường - thôn Phú Thứ, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư: Như trước đây, hai vợ chồng đi cấy sớm về khuya mất 2 ngày mới xong 5 sào ruộng. Năm nay, có máy cấy chỉ mất hơn 1 tiếng là xong. Nói chung là rất phấn khởi, ở xã tôi ai cũng mong chờ có máy cấy để kịp thời vụ, chứ đi thuê một ngày công phải mất 300.000 đồng nhưng cũng không tìm được người.
Như vợ chồng ông Nguyễn Văn Chuẩn, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư đã thuê máy để cấy được 2 năm nay. Ở tuổi 70, sức khỏe yếu dần mà hai vợ chồng lại cấy hơn 1 mẫu ruộng thì thuê máy cấy là tiện lợi nhất. Theo ông Chuẩn, thuê máy cấy giúp tiết kiệm nhân công, giảm chi phí trong phòng trừ sâu bệnh do cây lúa cách đều, ít sâu bệnh, giúp lúa phát triển tốt.
Ông Nguyễn Văn Chuẩn - xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư: Giờ con cái đi làm công ty không có nhân lực làm ruộng. Nếu không có máy cấy, những người già như chúng tôi cũng phải bỏ ruộng hoang. Cấy máy, tôi thấy năng suất cao hơn 1,5 lần so với thuê cấy tay hay gieo sạ, gieo vãi.
Tại xã Vũ Hội, địa phương có làng nghề và nhiều nhân lực trẻ đi làm kinh tế xa nên việc sử dụng máy cấy là nhu cầu tất yếu. Từ năm 2015, địa phương đã áp dụng máy cấy.
Ông Vũ Đình Phùng - Giám đốc HTX SXKD & DVNN Vũ Hội, huyện Vũ Thư: Cấy máy giải phóng sức người tham gia làm nông nghiệp, 1 máy cấy có thể làm bằng công suất của 40 người. Hiện nay, máy cấy vẫn còn thiếu so với nhu cầu thực tế tại địa phương. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đầu tư mua thêm máy cấy để phục vụ việc cơ giới hóa trên đồng ruộng, đáp ứng nhu cầu của nông dân.
Hiện nay, giá chung thuê máy cấy trên thị trường vào khoảng 220.000 đồng/ sào nếu người dân tự làm mạ khay, còn nếu thuê cấy máy và có kèm mạ khay thì giá dao động từ 250.000 đồng đến 280.000 đồng /1 sào. Do vậy, với mức giá này, nhiều nông dân vẫn chưa mạnh dạn bỏ tiền để thuê máy cấy, hoặc do điều kiện sản xuất tại các cánh đồng chưa đồng đều mà máy cấy không thể áp dụng nhiều.
Bà Nguyễn Thị Hoa - Giám đốc HTX SXKD&DVNN An Quý, huyện Quỳnh Phụ: Máy cấy tại xã An Quý, nông dân có áp dụng nhưng hiện nay chưa nhiều do đồng đất nơi cao, nơi thấp không tiện cho máy cấy xuống đồng. Hiện nay, chỉ có những hộ tích tụ diện tích lớn mới sử dụng máy cấy trong vụ mùa này.
Thực tế, trong điều kiện làm nông nghiệp hiện nay, nông dân hầu hết các địa phương đều mong muốn được áp dụng cấy máy, nhưng số lượng máy cấy vẫn còn chưa nhiều so với diện tích ở Thái Bình. Ngoài ra, nhiều vùng đồng chưa được quy hoạch đồng bộ nên việc đưa máy cấy xuống đồng vẫn còn nhiều khó khăn.
Bùi Minh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...