Việc chăn nuôi bằng đệm lót sinh học hiện nay không còn xa lạ với nhiều nông dân. Nhưng kiên trì và làm theo phương pháp này thì nhiều nông dân vẫn chưa áp dụng thường xuyên. Tuy nhiên, với nông dân nào đã gắn bó với phương pháp này thì hiệu quả về kinh tế và kiểm soát môi trường luôn được khẳng định.
Gia đình ông Phạm Văn Tuần, xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ đã gắn bó với việc nuôi gà bằng đệm lót sinh học trong 10 năm nay. Điểm nổi bật của gia đình ông Tuần là áp dụng trong tất cả các mùa trong năm.
Ông Phạm Văn Tuần, xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ: Đệm lót sinh học có ưu điểm khử khí độc hại trong chuồng và con gà không bị bệnh. Ngoài ra, có nuôi với số lượng lớn tại khu dân cư cũng không bị ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Mỗi năm, ông Tuần nuôi 3-4 lứa gà ri lai với mỗi lần bán từ 4.000 - 5.000 con, trừ chi phí ông cũng có lãi trên 150 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn có thêm thu nhập từ việc bán phân hoai mục do thay từ đệm lót nuôi gà.
Ông Phạm Văn Tuần, xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ: Sau mỗi lần xuất bán, tôi lại bán phân hoai mục theo bao cho người trồng trọt, giá khoảng 8.000 -10.000 đồng/bao.
Hiện nay, ông Tuần là một hội viên trong tổ hợp tác nuôi gà bằng đệm lót sinh học tại xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Tổ hợp tác có 20 hội viên, bình quân mỗi hội viên trong tổ nuôi từ 5.000 – 8.000 con. Mặc dù số lượng gà nuôi nhiều cùng một khu vực nhưng môi trường là thông thoáng, sạch sẽ, đặc biệt, đầu ra đều có công ty hoặc thương lái đến tận nơi ký kết hợp đồng thu mua.
Kỹ sư Nguyễn Văn Duy, Phụ trách Trạm chăn nuôi và thú y huyện Quỳnh Phụ: Ở huyện Quỳnh Phụ không chỉ có Quỳnh Hoàng mà còn có nông dân ở một số xã khác tại xã Quỳnh Sơn, Quỳnh Lâm,… thường xuyên áp dụng phương pháp chăn nuôi bằng đệm lót sinh học. Tác dụng thứ nhất là giúp gà chóng lớn vì trong đệm lót sinh học có thành phần men vi sinh, khi gà ăn thì kích thích tiêu hóa . Ngoài ra, người chăn nuôi có thể nuôi với số lượng lớn không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Từ hiệu quả việc nuôi gà bằng đệm lót sinh học tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình cho thấy: Khi người dân chuyển dịch cơ cấu vật nuôi từ con lợn sang các loại con khác có thể áp dụng phương pháp này. Đây là cách làm nhằm mang tới thu nhập ổn định cho người nông dân, đồng thời, hướng tới sự phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi./.
Bùi Minh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...