Hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp và chưa có vắc-xin phòng ngừa. Do vậy, để đảm bảo chăn nuôi ổn định mang lại thu nhập, nhiều nông dân tại tỉnh Thái Bình đã chủ động sản xuất bằng việc nuôi các loại con khác thay thế lợn.
Xã Đông Kinh có số lợn nuôi nhiều tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Thời điểm nuôi nhiều lợn, xã có khoảng gần 10.000 con nhưng sau dịch tả lợn Châu Phi, số lợn còn lại chỉ còn khoảng 900 con. Với những gia đình có lợn bị thiệt hại do dịch đã có bắt đầu chuyển sang nuôi con vật khác.
Trong khi đó, vào thời điểm này, nhiều nhà chuyên môn khuyến cáo không nên tái đàn lợn. Do vậy, hộ gia đình nhà ông Đỗ Văn Đán, thôn Đông Hải, xã Đông Kinh đã chuyển nuôi chim bồ câu được 2 tháng nay với số lượng khoảng hơn 500 con.
Ông Đỗ Văn Đán, Xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng: Sau khi lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi, nhà tôi cũng chuyển sang nuôi cá để có tiền trả lãi ngân hàng, nuôi ngan, vịt và chim bồ câu để có thu nhập.
Ông Phan Văn Mắc, Trưởng Ban Chăn nuôi và Thú y xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng: Sau dịch tả lợn Châu Phi, người dân đã chuyển sang nuôi các loại gia cầm như ngan, gà, vịt, thỏ, dê và bò để tìm kiếm nguồn thu nhập mới thay thế con lợn trước kia.
Việc chuyển dịch cơ cấu con vật nuôi không chỉ diễn ra tại xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng mà còn là xu hướng tất yếu để có lượng thực phẩm thay thế chung hiện nay. Để chuẩn bị cho nguồn thực phẩm thay thế thịt lợn trong thời điểm từ nay đến Tết, ngành nông nghiệp tỉnh đã có chủ trương rõ ràng.
Trao đổi với Phóng viên về vấn đề này, ông Đỗ Quý Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Sau dịch tả Châu Phi, định hướng nuôi đại gia súc để bù đắp lượng thực phẩm dịp cuối năm. Ngoài ra, ngành chuyên môn khuyến cáo người dân tiếp tục phát triển đàn gia cầm, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Với tâm lý của một nhà nông nhanh nhạy, sau khi lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi, gia đình ông Đỗ Văn Đàm, xã Đông Kinh đã chuyển hướng chăn nuôi. Sau 1 tháng, tận dụng khu chuồng trại có sẵn, ông Đàm đã nuôi dê và vịt.
Ông Đỗ Văn Đàm, xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng: Nuôi ngan, vịt, gà, nhiều người đều nuôi, vì vậy tôi nghĩ đầu ra khó bán nên đã nuôi dê. Giống mua tại công ty lớn, giống được người ta tiêm phòng vắc-xin từ đầu nên yên tâm.
Nuôi con vật khác phải tính đầu ra và tìm nơi cung cấp giống có uy tín - Đây là tiêu chí đầu tiên mà gia đình ông Đỗ Văn Đàm lựa chọn. Thực tế, đây là cách làm này đúng mà nhiều nông dân có thể tham khảo. Tuy nhiên, việc chọn giống nuôi tại các cơ sở cung cấp giống có uy tín như cách làm của ông Đàm thì tại xã Đông Kinh vẫn chưa có nhiều.
Ông Phan Văn Mắc, Trưởng Ban Chăn nuôi và Thú y xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng: Hiện nay, chuẩn bị các con giống cho tái đàn vật nuôi mới nhiều hộ nuôi vẫn chưa tìm được nhà cung cấp uy tín. Họ vẫn dựa trên các nhà cung cấp giống quen biết, mạnh ai nấy làm.
Thực tế, sau dịch tả lợn Châu Phi, nhiều nông dân nuôi lợn đã bị thiệt hại nặng nề về kinh tế. Do vậy, việc tái sản xuất cần phải được cân nhắc kỹ về con vật nuôi và giống có nguồn gốc, chọn phương pháp nuôi theo hướng an toàn, tiên tiến nhất để đảm bảo hiệu quả kinh tế lâu dài./.
Bùi Minh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...