Trong phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất tại tỉnh Thái Bình, đã xuất hiện nhiều nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Người nông dân chúng tôi muốn giới thiệu trong bài viết này là ông Bùi Viết Kha, xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy. Ông Kha là người đầu tiên đưa cá lóc - loại cá có giá trị kinh tế cao về nuôi tại địa phương và giúp đỡ gần 20 hộ dân khác trong xã vươn lên làm giàu.
Mảnh đất ven sông Diêm, thuộc thôn Cam Đoài, xã Thụy Liên trước đây là vùng chua trũng cấy lúa kém hiệu quả. Cách đây 12 năm, ông Kha mạnh dạn đưa giống cá lóc, hay còn gọi là cá quả từ Đồng Tháp về nuôi tại quê hương.
Ông Bùi Viết Kha - xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy: Mấy năm đầu sản lượng không đáng bao nhiêu. Đem về nuôi dần dần tăng dần. Hiện nay tôi đang có 10 ao nuôi, có ao 3-5 tấn, có ao lên đến 20 tấn.
Là người đầu tiên của xã Thụy Liên nuôi cá lóc, những vụ đầu ông Kha gặp không ít khó khăn về kỹ thuật nuôi. Nhưng nhờ cần cù trau dồi kiến thức nên cá phát triển khỏe mạnh, lứa đầu thu lãi hàng chục triệu đồng. Từ hiệu quả đó, ông Kha tiếp tục đầu tư con giống, thuê hơn 2 mẫu và cải tạo ao đầm để nuôi những lứa tiếp theo. Hiện nay, ông đang nuôi 2 loại là cá lóc bông và cá sộp. Theo ông Kha, chất lượng thịt cá thơm ngon, dai, ít xương dăm nên thị trường rất ưa chuộng. Giá bán hiện nay khoảng 50 nghìn đồng/kg. Mỗi năm, ông Kha xuất bán 120 tấn cá, sau khi trừ chi phí thu lãi từ 500 triệu đồng/năm trở lên.
Ông Bùi Viết Kha - xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy: Khi con cá nuôi đạt hiệu quả thì anh em bảo nhau nuôi. Đầu ra nhanh hơn trước chứ trước kia không biết bán cho ai, đem con cá này đi chợ người ta xem chứ không biết là cá gì. Nhưng bây giờ nuôi cũng được.
Ông Nguyễn Hải Năng - Bí thư Đảng ủy xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy: ông Bùi Viết Kha là người đầu tiên đưa nghề về địa phương và cũng là người có kỹ thuật và khả năng nuôi đạt năng suất cao nhất. Thực hiện chủ trương của tỉnh mỗi địa phương có 1 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng thì xã đã dự kiến chọn con cá lóc. Một là tạo nên thương hiệu, hai là giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm.
Từ mô hình nuôi cá lóc đầu tiên của ông Kha, đến nay toàn xã Thụy Liên đã có gần 20 hộ gia đình nuôi cá lóc bông với diện tích hơn 4ha. Những mô hình nuôi thủy sản đáp ứng nhu cầu của thị trường như thế này góp phần phát huy tiềm năng mặt nước sẵn có của địa phương, tăng hiệu quả nuôi trồng. Từ đó giúp người nông dân có thể làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương./.
Ninh Thanh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...