Chiều 28/5, tại Hà Nội, TƯ Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam ( LHPNVN) tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình phối hợp giữa Chính phủ và Hội NDVN, Hội LHPNVN về tuyên truyền vận động, sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng.
Phó Chủ tịch TƯ Hội NDVN Nguyễn Xuân Định phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch TƯ Hội NDVN Nguyễn Xuân Định ghi nhận: “Sau 1 năm triển khai có thể khẳng định chương trình đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn được nâng lên, tạo chuyển biến trong nhận thức của nông dân về sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe, lợi ích cộng đồng; đã xuất hiện nhiều mô hình áp dụng mô hình áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, bảo đảm an toàn thực phẩm, phát triển sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn theo chuỗi…".
Sau một năm, Hội NDVN đã biên soạn, in ấn 5000 sổ tay tuyên truyền, cấp phát cho các tỉnh, thành Hội; tổ chức 02 Hội nghị tập huấn đào tạo giảng viên nguồn vê chính sách, pháp luật, các kiến thức về an toàn thực phẩm đối với sản xuất nông sản thực phẩm trên cạn và an toàn thực phẩm đối với chăn nuôi, hướng dẫn phương pháp giảng dạy tích cực về an toàn thực phẩm cho 70 cán bộ Trung ương Hội, Hội ND 10 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng và 10 tỉnh khu vực miền Nam; tổ chức 06 Hội nghị tọa đàm chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm; tổ chức đối thoại chính sách pháp luật an toàn thực phẩm giữa lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở Y tế, Sở Công thương, lãnh đạo TƯ Hội NDVN, Hội ND tỉnh và 1.260 cán bộ, hội viên, nông dân; tổ chức 28 hội nghị truyền thông về an toàn thực phẩm cho 4.500 cán bộ, hội viên, nông dân của 11 tỉnh. Các cấp Hội đã tổ chức 45.916 lớp tập huấn với 1.235.704 lượt cán bộ, hội viên, nông dân.
Các cấp Hội đã vận động hội viên, nông dân cam ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, tập trung thực hiện cuộc vận động 3 không “Không sản xuất rau không an toàn; không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn; không kinh doanh phụ gia thực phẩm không có trong danh mục”; “Nói không với thực phẩm bẩn”. Năm 2018, có 1.269.577 hộ hội viên, nông dân ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Một số tỉnh, thành Hội tích cực triển khai vận động các tổ chức, cá nhân ký cam kết và thực hiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn điển hình như: Hội ND tỉnh Thanh Hóa có 628/628 xã tổ chức ký cam kết cho 489.311 hộ hội viên, nông dân thực hiện an toàn thực phẩm, đạt 92% tổng số hội viên, nông dân trong toàn tỉnh; Hội ND thành phố Hồ Chí Minh vận động được 8.699 hộ nông dân ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn, vận động 1.141 tổ chức, cá nhân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP…
Các cấp Hội tập huấn cho trên 4,2 triệu lượt hội viên, nông dân về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sử dụng chế phẩm an toàn vi sinh, chế phẩm sinh học Biowish; hỗ trợ hướng dẫn hội viên, nông dân xây dựng trên 45 nghìn mô hình điểm trình diễn về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; hướng dẫn thành lập được 1.135 Hợp tác xã, 101.000 Tổ hợp tác, 1.680 mô hình, Câu lạc bộ sản xuất nông nghiệp an toàn thực phẩm.
Hội NDVN đã tổ chức liên kết với các doanh nghiệp, các hệ thống siêu thị, chợ đầu mối ký kết trên 68.926 hợp đồng tiêu thụ nông sản trị giá 3.483 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho 1.347 sản phẩm; tập trung xây dựng mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ, kết nối sản xuất với cung ứng, mở các cửa hàng nông sản an toàn của Hội.
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai chương trình vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc như: Nhận thức của nông dân về an toàn thực phẩm còn hạn chế, quen cách thức sản xuất công nghiệp. Nhiều đơn vị cá nhân vì lợi ích, lợi nhuận trước mắt nên còn sản xuất, kinh doanh những sản phẩm nông nghiệp chưa đảm bảo an toàn. Tình trạng mua, bán, sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc trong sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm, việc sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm còn xảy ra. Người tiêu dùng chưa thực sự phân biệt được giữa nông sản an toàn và không an toàn dẫn đến việc giá bán nông sản an toàn không cao trong khi chi phí đầu tư cho sản xuất lại khá cao.
Công tác kiểm tra, giám sát việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, nông dân chăn nuôi, trồng trọt nhỏ lẻ nên khó kiểm soát, giám sát. Công tác quản lý của các cơ quan chức năng vẫn còn những khó khăn về điều kiện thiết bị, con người; nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của một số người dân, cơ sở kinh doanh còn hạn chế…
Việc đầu tư xây dựng và phát triển những vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, các mô hình sản xuất nông sản an toàn, ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu hoa học, liên kết sản xuất chưa nhiều.
Trên cơ sở những khó khăn, hạn chế còn tồn tại, các đại biểu tham dự Hội nghị đưa ra các giải pháp nhằm triển khai hiệu quả việc thực hiện chương trình phối hợp trong thời gian tới.
Chị Đào Thị Kim Hội LHPN xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương kiến nghị: “Cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông để vận động người sản xuất, kinh doanh thay đổi hành vi, thói quen thực hiện an toàn thực phẩm. Linh hoạt các biện pháp tuyên truyền hiệu quả như: Hình thành nhóm, các mô hình “sản xuất kinh doanh sạch”; “sản xuất sạch, tiêu dùng sạch”. Các cấp Hội tập trung chọn mô hình điểm truyền thông theo từng nhóm, đối tượng với nội dung phù hợp nhằm đánh giá sự thay đổi về nhận thức và hành vi và gắn trách nhiệm đối với các hộ tham gia.
Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của hội viên, phụ nữ, nhân dân trong bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại cộng đồng. Nêu cao tinh thần phát huy, tố giác các hành vi vi phạm quy định về đảm bảo VSATTP tại cộng đồng và giám sát việc xử lý của các cơ quan chức năng để có những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình triển khai chương trình”.
Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Bình Đinh Hồng Thái đề xuất: “Cần có chế tài đủ mạnh ngăn chặn các sản phẩm thực phẩm nguy hại từ bên ngoài vào nước ta, làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Cần có quy định cấm đưa vào nước ta hoặc quản lý chặt chẽ một số hóa chất nguy hại cho sức khỏe cộng đồng. Đồng thời giao nhiệm vụ cho các cơ quan nghiên cứu, sản xuất hoàng loạt các thiết bị kiểm tra nhanh chất lượng sản phẩm, đo lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật dễ thực hiện, cho kết quả chính xác, giá cả hợp lý để các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh và cả người tiêu dùng chủ động kiểm tra chất lượng sản phẩm”.
Đại diện cho hội viên, nông dân, đại biểu Nguyễn Quang Hướng, hộ trồng rau an toàn thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội đề nghị: “Các cấp Hội ND phải là trung tâm phong trào sản xuất kinh doanh phân phối nông sản an toàn, đẩy mạnh hoạt động tư vấn, dịch vụ, dạy nghề, hỗ trợ nông dân; các cấp, ngành quan tâm về mặt chủ trương, chính sách đặc biệt là vấn đề kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng các chuỗi cung cấp sản phẩm an toàn, mở rộng các kênh vay vốn giúp hội viên, nông dân đầu tư sản xuất.”
Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị: Các cấp Hội cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, vận động hội viên sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; tập trung quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm; mở rộng và giúp ổn định đầu ra tiêu thụ nông sản cho nông dân.
"Các cấp Hội nhân rộng các mô hình sản xuất nông sản an toàn, xây dựng hệ thống cửa hàng nông sản sạch. Những trường hợp vi phạm, chưa nghiêm túc sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm phải được cảnh báo, xử phạt nghiêm nhằm xóa bỏ hiện tượng “rau hai luống, lợn hai chuồng” (nghĩa là lợn sạch, rau sạch thì để nhà ăn; còn lợn tăng trọng, rau phun thuốc thì đem chợ bán)" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn manh.
Năm 2019, Chương trình phấn đấu đạt 05 chỉ tiêu cụ thể: 100% tỉnh, thành Hội và 90% huyện, thị và cơ sở Hội phát động phong trào nông dân, phụ nữ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn; 100% các dự án, mô hình, tổ, nhóm do các cấp Hội xây dựng, tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm và duy trì phát triển bền vững; tổ chức, vận động 80% hội viên, nông dân, phụ nữ sản xuất, kinh doanh nông sản đăng kí, cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, dần xóa bỏ hiện tượng “Rau hai luống, lợn hai chuồng”; 80% các chi, tổ Hội tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an toàn thực phẩm; Xây dựng, nhân rộng mô hình liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản an toàn thực phẩm mang thương hiệu các cấp Hội. |
Theo hoinongdan.org.vn
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...