Công tác giải phóng mặt bằng bao giờ cũng là vấn đề nhạy cảm và phức tạp nhất trong mọi dự án bởi nó liên quan trực tiếp đến tài sản và quyền lợi của nhân dân. Tuy nhiên, khi mà người dân đã hiểu và ủng hộ thì mọi chuyện lại dễ dàng, thuận lợi hơn bao giờ hết. Đây cũng là câu chuyện mà chúng tôi muốn nói đến tại huyện Tiền Hải khi triển khai xây dựng Cụm công nghiệp An Ninh, phía bắc Quốc lộ 37, địa điểm tại xã An Ninh.
Ngày 20/3/2019, UBND huyện Tiền Hải ra thông báo thu hồi trên 37ha đất để xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp An Ninh. Ngày 27/5/2019, 285 trên tổng số 328 hộ dân có đất thu hồi đồng ý kiểm kê tài sản, sẵn sàng bàn giao mặt bằng.
Ông Trần Quốc Ân, xã An Ninh, huyện Tiền Hải: Nhà tôi có 6 sào ruộng thuộc diện tích thu hồi nhưng vì lợi ích chung, tương lai về sau nên không chỉ tôi mà các con cũng đều ủng hộ, bàn giao cho nhà nước xây dựng các công trình lớn.
Chỉ trong vòng 2 tháng mà đã có tới 87% người dân tán thành, ủng hộ cho thấy lòng dân đang rất thuận. Sự đồng thuận ấy xuất phát từ một chủ trương đúng đắn của tỉnh là xây dựng một cụm công nghiệp đa ngành, tạo động lực thúc đẩy kinh tế địa phương. Tuy nhiên, lòng dân lên cao thì kỳ vọng, mong muốn chính đáng của người dân càng cao.
Ông Phạm Quang Chiêu - xã An Ninh, huyện Tiền Hải: Đề nghị các doanh nghiệp khi đầu tư vào cụm công nghiệp cần bảo đảm môi trường về sau và ưu tiên sử dụng lao động địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho con em trong xã.
Và chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, khi mà Cụm công nghiệp An Ninh hình thành thì toàn bộ cánh đồng Giang Biên sẽ mọc lên hàng loạt những công trình, nhà máy hiện đại. Khi ấy sẽ không còn những thửa ruộng bị bỏ hoang, những mảnh đất bị cỏ dại lấp láp nữa.
Ông Vũ Huy Hoàng - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải: Dự kiến tháng 6 tới sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao cho nhà thầu xây dựng hạ tầng. Nếu như đã tuyên truyền, giải thích, vận động mà người dân vẫn cố tình dây dưa thì UBND huyện sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lên phương án cưỡng chế theo quy định.
Ông Vương Quốc Dương, Giám đốc Công ty Cổ phần sợi EIFFEL : Đơn vị đã chuẩn bị đủ các điều kiện để triển khai dự án, trong đó có vấn đề tài chính, nhân lực, vật tư. Quá trình tổ chức thực hiện gặp phải những khó khăn, vướng mắc thì phía công ty rất mong các cơ quan của tỉnh, huyện tập trung tháo gỡ, tạo điều kiện cho nhà đầu tư.
Theo lộ trình thì Cụm công nghiệp An Ninh được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó giai đoạn I sẽ thực hiện trước năm 2020 sử dụng 35 ha đất nông nghiệp và giai đoạn II thực hiện sau năm 2020 sẽ sử dụng thêm 15 ha nữa. Cụm công nghiệp bao gồm các ngành Dệt may; cơ khí; thủ công mỹ nghệ; công nghiệp hỗ trợ được kỳ vọng tạo thành đòn bẩy thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương và các vùng lân cận cũng như cả tỉnh Thái Bình nói chung.
Thanh Phú
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...