Nuôi tôm hùm đất: Đừng quên bài học xương máu từ những sinh vật ngoại lai

Thứ 3, 28/05/2019 | 06:26:36
1,466 lượt xem

Những ngày gần đây, thông tin về sự xuất hiện của tôm hùm đất hung dữ, có thể phá hại môi trường, sinh vật lại gây xôn xao, khiến nông dân lo lắng. Trước tôm hùm đất, nước ta đã có các loài sinh vật ngoại lai xâm hại phá hoại mùa màng như cây mai dương, ốc bươu vàng, lục bình… mà hiện nay chúng ta vẫn phải vất vả đối phó.

Tôm hùm đất, rùa tai đỏ, ốc bươu vàng là những loài ngoại lai xâm hại.

1. Ốc bươu vàng 

Trung bình mỗi năm, ốc bươu vàng phá hoại hơn 200.000ha lúa và nhiều diện tích rau màu khác 

Ốc bươu vàng được coi là sinh vật ngoại lai đầu tiên và cũng gây nguy hiểm nhất cho nông nghiệp nước ta. Ốc bươu vàng có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được du nhập vào nước ta từ trước năm 1975. Ban đầu, ốc bươu vàng được nhập về với mục đích làm cảnh. Sau đó, chúng được nhập về nuôi ở các tỉnh miền Nam với mục đích làm thực phẩm cung cấp cho người, vật nuôi. Với đặc điểm sống được ở những môi trường khắc nghiệt, sinh sản nhanh, khó tiêu diệt nên ốc bươu vàng đã nhanh chóng lan rộng khắp cả nước và trở thành ác mộng đối với bà con nông dân. Nhiều năm qua người dân đã dùng các biện pháp như bắt, rải vôi bột, phun thuốc trừ sâu để tiêu diệt  ốc bươu vàng nhưng vẫn chưa thể tiêu diệt được.
Hiện nay, ốc bươu vàng trở thành dịch hại trên nhiều loại cây trồng ở khắp mọi miền đất nước. Trung bình mỗi năm, ốc bươu vàng phá hoại hơn 200.000ha lúa và nhiều diện tích rau muống, khoai sọ…
2. Cây mai dương
Cây mai dương (hay còn gọi là cây trinh nữ trâu, trinh nữ tây hay cây xấu hổ) là một trong những loài sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm đối với sản xuất nông nghiệp của nước ta. Được du nhập vào Việt Nam từ năm 1960 đến nay, cây mai dương hiện mọc lan khắp trên nhiều địa phương trong cả nước.
Với đặc điểm sinh trưởng khoẻ, khả năng sinh sản lớn, thích nghi tốt với mọi điều kiện môi trường, thổ nhưỡng và khó diệt trừ nên chúng đang phát triển ồ ạt ở nước ta. Trên sườn đồi, những vùng đất khô cằn hay khu đất ngập nước cây mai dương đều phát triển tốt. Đáng lo ngại nhất là cây mai dương phát triển đến đâu thì gần như không có cây nào cạnh tranh được trong khi chúng ta vẫn chưa có giải pháp căn cơ để tiêu diệt tận gốc loại cây này.
3. Cá dọn bểCá dọn bể (hay còn gọi là cá lau kính) là loài cá nước ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ được nhập về Việt Nam từ thập niên 1980 qua đường kinh doanh cá cảnh. Cá có khả năng sinh sản quanh năm, một con cá mỗi lần đẻ 5.000 - 6.000 trứng, tỷ lệ cá con sống khoảng 70% và có thể sống mà không cần đến thức ăn suốt 1 tháng. Vì vậy, sau khi phát tán ra môi trường tự nhiên, cá dọn bể sôi phát triển rất nhanh và hiện tại khó kiểm soát được.
Loại cá này có thể tiếp cận loài cá khác hút nhớt làm các loài cá khác giảm khả năng phát triển và cạnh tranh thức ăn với các loại thủy sản bản địa.
Bên cạnh đó, cá dọn bể còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Cá làm tăng độ đục và gây xói mòn bờ bao, sân vườn thông qua việc đào hang sâu để tổ.
4. Cây lục bình
Cây lục bình (bèo Nhật Bản hoặc bèo tây) được du nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản năm 1902 với mục đích làm cảnh. Cây lục bình có tốc độ sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Hiện nay, loài sinh vật ngoại lai này xuất hiện khắp mọi nơi và là một thực vật ngoại lai rất khó kiểm soát. Khi thối mục, cây lục bình sẽ làm giảm ôxy hòa tan trong nước, dẫn đến làm chết cá và các loài thủy sinh khác.
Ngoài ra, cây lục bình còn ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cây lục bình phát triển dày đặc đã làm chậm dòng chảy, ảnh hưởng đến hoạt động tưới tiêu và giao thông đường thủy tại nhiều địa phương. Mỗi năm, nước ta phải chi hàng trăm tỉ đồng cho công tác vớt, tiêu diệt cây lục bình.
5. Tôm hùm đất 

Tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai nguy hại, không được đưa vào danh mục được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam 

Tôm hùm đất có nguồn gốc từ Mỹ. Loại tôm này dễ dàng thích nghi với những môi trường sống khác nhau. Nếu gặp điều kiện sống bất lợi, tôm hùm đất có thể bò ra khỏi nơi sinh sống để di cư đến nơi ở mới nên khả năng phát tán ra ngoài là rất lớn. Nguy hiểm nhất là tôm hùm đất đào hang sâu từ 1 – 2m, điều này sẽ gây hại đến hệ thống kênh mương, gây vỡ và sạt lở bờ đập, ao nuôi thủy sản.
Tôm hùm đất được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I nhập và nuôi thử nghiệm ở Việt Nam từ tháng 5/2002. Sau quá trình nuôi thử nghiệm, kết quả cho thấy tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai nguy hiểm, giá trị kinh tế không cao, tỉ lệ thịt so với khối lượng cơ thể. Chính vì vậy, năm 2004, Bộ Thủy sản (nay là Bộ NNPTNT) đã cấm nuôi loài tôm hùm đất này. Đến năm 2017, có một số hộ dân ở Đồng Tháp lén lút nuôi tôm hùm đất để xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi nuôi một thời gian, loại tôm này đã tiêu diệt cá nuôi ở khu vực xung quanh có kích thước bằng ngón tay và nên ngay sau đó bị cơ quan, chính quyền ngăn chặn, tiêu hủy.
Những sinh vật ngoại lai trên đã tồn tại từ hàng chục năm qua, gây biết bao thiệt hại cho nông nghiệp nước ta và đến nay vẫn chưa có cách nào diệt trừ được. Vì vậy, người dân cần phải hết sức cẩn thận khi chuyển đổi các đối tượng nuôi. Nếu thấy các đối tượng vật nuôi mới cần phải tìm hiểu xem đối tượng đó có được phép mua bán, nuôi trồng tại Việt Nam. Đừng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà bất chấp pháp luật, sẵn sàng nhập lậu, buôn bán, kinh doanh trái phép các sinh vật ngoại lai. 

Theo inongdan.vn 

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...