Kỹ sư chân đất

Thứ 5, 23/05/2019 | 14:56:29
1,516 lượt xem

"Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo. Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai". Câu ca dao ấy cứ ám ảnh và là khởi nguồn thôi thúc anh Nguyễn Như Lĩnh, xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy mày mò sáng chế chiếc máy băm bèo. Với giá thành rẻ, trong một giờ đồng hồ, chiếc máy băm bèo có thể băm 2 - 3 tạ bèo hoặc rau, cỏ. Ngoài sáng chế này, anh còn tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp. Anh Lĩnh được người dân trong vùng gọi với cái tên trìu mến - "kỹ sư chân đất".

Sinh ra ở nông thôn, hơn ai hết Nguyễn Như Lĩnh hiểu được nỗi vất vả của người nông dân quê mình. Sau khi xuất ngũ, anh trở về quê hương và lại tiếp tục cuộc sống của một nông dân chính hiệu. Anh tâm sự, người nông dân vất vả quá và trăn trở phải làm gì để chính bản thân và những người dân quê mình bớt khổ. 


Anh Nguyễn Như Lĩnh - xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy: Thấm thía nỗi khổ của người nông dân nên mình nghiên cứu ra sản phẩm mới. Cũng xuất phát từ thu nhập của người dân lao động khó khăn cần sản phẩm phù hợp, giá thành hạ, sử dụng thuận tiện và có độ bền. Vì thế chúng tôi nghiên cứu những sản phẩm có ưu thế chất lượng tốt, giá thành phù hợp, sử dụng hiệu quả.

Vốn liếng để anh Lĩnh vào cuộc nghiên cứu ban đầu chỉ là chút kiến thức về máy móc, điện tử khi còn là lính thông tin. Giai đoạn 1999-2000, anh bắt tay vào mày mò, nghiên cứu và cho ra đời chiếc máy thái bèo đầu tiên trên thị trường miền Bắc. Một giờ máy thái được 2,5 - 3 tạ phụ phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, phải đến năm 2005 sản phẩm này của anh mới được nhiều người biết đến. 

Từ chiếc máy thái bèo đầu tiên, đến nay anh Lĩnh đã sáng chế thêm nhiều loại máy khác như máy bơm nước, máy thái củ quả, máy tẽ ngô, máy tuốt lạc mang nhãn hiệu Thiên Thuận, giá thành rẻ từ 1-3 triệu đồng một chiếc, được người dân cả nước ưa chuộng. 

Anh Nguyễn Như Lĩnh - xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy: Chúng tôi không nằm ngoài xu thế 4.0 vì thế những năm qua doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư các cánh tay robot để giảm sức lao động cho công nhân. Những công việc nặng nhọc đã được thay thế bằng robot. Để áp dụng thì doanh nghiệp phải nghiên cứu chế tạo những bộ đồ gá, phù hợp để sản xuất từng loại máy nông nghiệp phục vụ cho nông dân.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, anh Lĩnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, tự động hóa để giảm sức lao động cho người công nhân. 

Ông Nguyễn Như Nghi - Tổ trưởng tổ cơ khí, Doanh nghiệp tư nhân điện cơ Thiên Thuận: Từ ngày doanh nghiệp chuyển sang tự động hóa đưa robot vào. Thực tế khung một người hàn chỉ được 20 sản phẩm một ngày nhưng máy móc hàn được 120 sản phẩm, gấp 5-6 lần mà độ chính xác cao, bền đẹp.

Mặc dù chưa một ngày học về cơ khí nhưng anh Lĩnh đã sáng chế ra nhiều loại máy phục vụ sản xuất, chăn nuôi. Anh tâm niệm, sẽ vẫn theo đuổi ước mơ của một kỹ sư chân đất, mang thuận lợi đến với nhà nông và giảm bớt sức lao động cho người nông dân. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Ninh Thanh

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...