Nguy cơ bùng phát dịch sâu keo mùa thu

Chủ nhật, 19/05/2019 | 20:38:07
374 lượt xem

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, loài sâu keo mùa thu (fall armyworm) đã xuất hiện ở nước ta.

Sâu keo mùa thu tàn phá mùa màng

Sâu keo mùa thu đang hoành hành khắp châu Phi, Brazil và tiếp tục lan rộng sang các quốc gia châu Á.


Theo FAO, sâu keo mùa thu là loài sâu hại mới có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ, đã lây lan rất nhanh từ Nam Mỹ đến miền Đông và Trung Bắc Mỹ. Sâu keo mùa thu có thể gây hại trên 80 loại cây trồng, phổ biến như ngô, gạo, bông, mía, lúa mì và đậu nành, và đặc biệt tàn phá nặng nề các khu vực sản xuất ngô của Brazil, châu Phi và gần đây là Ấn Độ.
Những tháng đầu  năm 2019, lần đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của loài sâu hại này  tại vùng Puer và Dehong ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Tổ chức FAO đã cảnh báo sâu keo có tác hại tới cuộc sống của hàng triệu nông hộ nhỏ ở châu Á bởi dịch hại này có khả năng bùng phát tại Ấn Độ, Đông Nam Á và Nam Trung Quốc là rất cao. Sâu hại này cũng có “khả năng cao” phát tán cả tới khu vực châu Âu.
Dựa trên các dữ liệu phân tích từ châu Phi, nếu không áp dụng biện pháp phòng trừ ước tính loài sâu hại này sẽ giảm sản lượng ngô hàng năm xuống 21% – 53%
Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước ta đã yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật ban hành các tài liệu, quy trình phòng chống sâu keo mùa thu; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nhận biết và biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu cho cán bộ trong các cơ quan chuyên ngành, khuyến nông và nông dân; hướng dẫn hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật tạm thời sử dụng phòng trừ sâu keo mùa thu. 

Giao diện Nuru- phần mềm dành cho điện thoại thông mình hỗ trợ nông dân cách phát hiện và xử lý sâu keo mùa thu (ảnh: H.O) 

Bộ cũng khuyến cáo doanh nghiệp đăng ký các sản phẩm phòng trừ sâu keo mùa thu như: Thuốc bảo vệ thực vật, bẫy bả, bẫy pheromone... và ưu tiên các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
Cục Trồng trọt phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương biện pháp canh tác, chăm sóc, bố trí mùa vụ để hạn chế tác hại của sâu keo mùa thu; đặt hàng nghiên cứu giống kháng, chống chịu sâu keo mùa thu để đưa vào sản xuất.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu các viện, học viện tổ chức nghiên cứu về sâu keo mùa thu và các biện pháp phòng chống đảm bảo hiệu quả phòng trừ, hiệu quả kinh tế, an toàn môi trường sinh thái; nghiên cứu nhân nuôi ký sinh, thiên địch phòng chống sâu keo mùa thu; nghiên cứu, tuyển chọn giống kháng, giống chống chịu sâu keo mùa thu.
Tại Nghệ An, Thanh Hóa đã phát hiện đối tượng có đặc điểm hình thái, gây hại giống nhau. Qua điều tra của cơ quan chuyên môn huyện Anh Sơn, Nghệ An, các loại sâu gây hại trên lá ngô nói chung, trong đó có cả đối tượng giống “sâu keo mùa thu” với tỷ lệ 3 - 5% nơi cao 15 - 20% cây bị hại, mật độ 2,5-5 con/m2 (sâu chủ yếu tuổi 2,3 đối với trà ngô 3 - 7 lá, tuổi 3 - 4 - 5 đối với trà ngô 8 - 9 lá).
Anh Sơn là huyện trồng ngô thuộc vào diện lớn nhất Nghệ An, mỗi vụ 2.000ha, mỗi năm 2 - 3 vụ, trước tình hình đó huyện đã chỉ đạo kịp thời các biện pháp phòng trừ để nông dân không bị động.
Từ giữa tháng 4/2019 đến nay, một số xã của huyện Tân Lạc, Hòa Bình xuất hiện loài sâu keo tàn phá trên 235 ha ngô đang trong giai đoạn phát triển 7 - 9 lá, một số diện tích đã trổ cờ - phun râu.
Tại tỉnh Thái Bình, sâu keo mùa thu gây hại nhiều ở một số xã thuộc huyện Vũ Thư, Hưng Hà.
Theo dự báo, nếu không có biện pháp xử lý và phòng ngừa, sâu keo sẽ lây lan tại nhiều địa phương của nước ta theo tốc độ rất nhanh trên nhiều loại cây trồng và gây hậu quả nặng nề cho nhà nông.
Để hỗ trợ nông dân phát hiện ra loài sâu keo này và phương pháp xử lý, FAO đã phát triển phần mềm có tên NURU, ngoài tiếng Anh, NURU có thêm một số ngôn ngữ địa phương trên thế giới. Tuy nhiên phần mềm này hiện chưa được hỗ trợ bằng tiếng Việt. (Bà con có thể vào các app trên địa thoại thông mình và tải phần mềm này về, sau đó chụp ảnh khu vực nghi bị sâu keo trú ngụ, NURU sẽ hỗ trợ cụ thể).

Theo hoinongdan.org.vn 

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...