Thu gần 300 triệu đồng mỗi năm từ trồng hoa hồng cổ

Thứ 2, 13/05/2019 | 17:32:31
1,429 lượt xem

Xuất phát từ tình yêu đối với hoa hồng, mà 6 năm nay, bà Nguyễn Thị Nga, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư đã gây dựng được vườn hoa với gần 1.000 gốc hồng cổ các loại. Vườn hồng đã mang lại hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình bà Nga.

Vườn hồng cổ rộng hơn 4.000m2, được bà Nguyễn Thị Nga, thôn Bách Tính, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, sưu tầm và nhân giống từ năm 2013. Với đầy đủ các giống hoa hồng cổ có giá trị kinh tế như: hồng cổ Sapa, hồng cổ Vân Khôi, hồng đào, hồng bạch. Từ 100 gốc hồng cổ ban đầu, cho đến nay, trong vườn đã có gần 1.000 gốc hồng cổ, đặc biệt có những gốc hồng có tuổi đời gần chục năm.

Bà Nguyễn Thị Nga, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư: 2,3 năm đầu trồng hoa hồng lên khá đẹp, rồi thấy kinh tế từ hoa hồng cổ cũng cao nên sau tôi nhân rộng ra. Rồi các đoàn, các nhóm học sinh về tham quan quan, chụp ảnh tôi thấy rất vui.

Theo bà Nga, hoa hồng cổ là giống cây khỏe, có đặc tính sinh trưởng và phát triển tốt, rất ít bị sâu bệnh, dễ trồng và rất phù hợp với khí hậu Miền Bắc. Không chỉ chiết và nhân giống hồng cổ, cung cấp ra thị trường khắp các tỉnh Miền Bắc, bà Nga còn sử dụng những cánh hoa để chiết xuất ra nước hoa hồng. Một sản phẩm thiên nhiên giúp chị em làm đẹp.

Bà Nguyễn Thị Nga, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư: Cây hoa hồng cổ chăm sóc rất dễ dàng, gia đình tôi chỉ tưới nước và bón phân hữu cơ cho cây. Tôi còn tận dụng những cánh hoa hồng cổ để làm ra nước hoa hồng, làm quà cho những vị khách đến thăm vườn.

Hiện tại, trong vườn hồng cổ, tùy theo từng chậu, từng gốc hồng, mà có giá bán khác nhau. Phần lớn, là các cây có giá bán từ 2 - 5 triệu đồng, thậm chí có cây lên đến hàng chục triệu đồng. Ước tính, mỗi năm gia đình bà Nga thu về gần 300 triệu đồng tiền lãi từ vườn hồng cổ này. 

Ông Nguyễn Đình Kế, Chủ tịch Hội làm vườn xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư: Hội viên hội làm vườn xã Bách Thuận rất nhạy bén với nhu cầu và thị trường. 5 năm trở lại đây nhiều hộ chuyển sang trồng các giống cây hoa hồng, đặc biệt là hồng cổ. Như gia đình chị Nguyễn Thị Nga đã tạo dựng được một vườn hồng cổ tiêu biểu tại Bách Thuận hiện nay, đã mang lại nhu nhập cao cho gia đình.

Từ sự nhạy bén trong nắm bắt nhu cầu của thị trường, mà gia đình bà Nga đã tạo dựng được một khu vườn hồng cổ có giá trị kinh tế tại Bách Thuận hiện nay. Không chỉ phát triển kinh tế, vườn hồng còn là nơi để mỗi vị khách, những người yêu thích hoa hồng được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa hồng cổ này./.

Phương Thúy

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...