Thời gian qua, các địa phương đã tích cực phối hợp với các đơn vị, chức năng thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, tiêu hủy lợn bị bệnh dịch tả Châu phi. Tuy nhiên qua kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường nhận thấy một số địa phương thực hiện chưa đúng quy trình xử lý tiêu hủy lợn bị bệnh dẫn đến ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Văn Ngoạn – Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, Sở TN&MT Thái Bình xung quanh vấn đề này.Phóng viên (PV): Thưa ông việc chôn lấp, tiêu hủy lợn không đúng quy trình dẫn đến những ảnh hưởng như thế nào tới môi trường?
Ông Hoàng Văn Ngoạn: Việc tiêu hủy lợn dịch ấy mà không đúng quy trình sẽ gây ô nhiễm môi trường khu vực. Các dịch ô nhiễm, không khí ô nhiêm nó sẽ phát sinh ra ngoài môi trường và nó ảnh hưởng đến sinh hoạt, hoạt động sản xuất của nhân dân. Nó gây mùi khó chịu, ô nhiễm nguồn nước, nguồn đất và hiện nay trên địa bàn tỉnh một số địa phương do tiêu hủy dịch nó cấp thiết nên nhiều hố chôn sơ sài, nông, không theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn dẫn đến ý kiến phản ánh là một số hố chôn lợn dịch đang gây ô nhiễm môi trường.
PV: Có những hố chôn 70 con lợn với trọng lượng 8 tấn điều ấy có đúng với quy định không?
Ông Hoàng Văn Ngoạn: Mục đích chính của tiêu hủy là đào thể tích hố chôn và cô lập lợn dịch làm sao khi tiêu hủy chất ô nhiễm không phát tán ra môi trường. Bây giờ nhiều hố chôn lớn quá phải dầm nén vì khi càng lớn phát sinh các khí lớn các công tác an toàn khó khăn.
PV: Ông có khuyến cáo gì tới các địa phương thực hiện chôn lấp đúng quy trình không ảnh hưởng tới môi trường?
Ông Hoàng Văn Ngoạn: Trong quá trình chôn lấp phải đào sâu và phải dầm nén xung quanh và khi mà cho lợn dịch xuống phải rắc vôi bột, hóa chất để diệt khuẩn phải có dầm nén bề mặt (tức là cô lập dịch lợn ở trong hố chôn đó để không ô nhiễm, phát sinh ra bên ngoài). Thứ 2 là cắm biển báo, vị trí hố chôn biển báo để nhân biết mà phòng tránh, có những nơi không cắm biển báo thì sự giám sát của cơ quan chức năng và nhân dân trên vùng đất đó nó cũng hạn chế.
Các bước chôn lấp như sau: Sau khi đào hố, rải một lớp vôi bột xuống đáy hố theo tỷ lệ khoảng 01kg vôi/m2, cho bao dứa xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột lên trên bề mặt, lấp đất và nện chặt. Yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa đến mặt đất tối thiểu là 0,5m lớp đất phủ bên trên bao chứa phải dày ít nhất là 1m và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố chôn. Phun sát trùng khu vực chôn lấp để hoàn tất quá trình tiêu hủy.
Cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Hoài Thu
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...