Bệnh lao vẫn là "kẻ giết người hàng đầu" trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thế giới. Cứ mỗi ngày, thế giới lại có thêm 4.500 người chết bởi bệnh lao và gần 30.000 người mắc bệnh.
Việt Nam hiện vẫn nằm trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới, đứng thứ 16 về số người mắc lao cao và đứng thứ 15 gánh nặng lao kháng đa thuốc. Trong đó, 64% bệnh nhân lao thường và 98% bệnh nhân lao kháng thuốc phải chịu gánh nặng chi phí, phải tiêu tốn trên 20% thu nhập của cả hộ gia đình trong một năm do mắc lao. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, bệnh lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung.
Đã nhiều tháng nay, đều đặn hàng ngày anh Đỗ Mạnh Cường phải nghỉ việc để về quê điều trị lao kháng thuốc tại trạm y tế phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình. Phát hiện bị lao hạch từ tháng 2.2018, nếu điều trị đúng phác đồ, anh Cường đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, do đặc thù công việc, anh đã không tuân thủ đúng phác đồ điều trị, dẫn đến bị Lao kháng thuốc. Việc điều trị cũng trở nên khó khăn, tốn kém hơn.
![]() | Anh Đỗ Mạnh Cường cho biết:"Trong tình huống là mình đi làm, đêm hôm nên uống thuốc không đều dẫn đến kháng thuốc. Bình thường làm lương 6 triệu 1 tháng, giờ phải nghỉ làm, mất khoản thu nhập đó." |
Cũng tại Bệnh viện Phổi Thái Bình, ông Vũ Văn Hiền, xã Đông Minh, huyện Tiền Hải phải nhập viện lần 2 để điều trị Lao kháng thuốc. Nguyên nhân là do bản thân ông đã chủ quan, coi thường bệnh, không tuân thủ phác đồ điều trị.
Ông Hiền chia sẻ : "Trước tôi ho nhiều, uống thuốc được 3 tháng, thấy khỏe, tôi bỏ, không uống thuốc nữa. Vừa rồi, thấy yếu, đi khám lại, bác sĩ bảo bị Lao kháng thuốc. Tôi muốn khuyên bà con, ai mắc bệnh như tôi nên chữa, đừng như tôi, khổ lắm, không làm được cái gì." | ![]() |
Khi bị mắc Lao, bệnh nhân không nên có tâm lý e dè, dấu bệnh, tự ti khi tiếp xúc với cộng đồng. Tuy nhiên việc nắm được những kiến thức cơ bản khi bị nhiễm vi khuẩn lao để hạn chế sự lây nhiễm cho người thân và cộng đồng là điều cần thiết. Như trường hợp chị Bùi Thanh Hà, người nhà bệnh nhân ở xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Phụ, thì lại chủ quan trong việc hạn chế nguồn lây bệnh cho chính người thân trong gia đình.
![]() | Chị Bùi Thanh Hà : "Nhà có cháu 4 tuổi, bên ngoài cứ bảo lây, nhưng nhà em cứ sống hòa đồng, không phải đeo khẩu trang, vẫn chơi với cháu, không sợ lây." |
Để nâng cao nhận thức cho người dân, người bệnh về phòng tránh bệnh lao, những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo tuyến vẫn được bệnh viện Phổi Thái Bình duy trì thường xuyên. Các trạm y tế xã là đầu mối phát hiện, quản lý bệnh nhân Lao tại cộng đồng.
Bác sĩ Ninh Tiến Lợi, Trưởng Trạm y tế phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình cho biết: " Bệnh nhân tuyến trên chuyển về, chúng tôi theo dõi, điều trị đúng cách, yêu cầu bệnh nhân tuân thủ điều trị đúng phác đồ. Chiều hướng bệnh lao đã giảm, nhưng công tác tuyên truyền cần phải được tăng cường. Hàng tháng triển khai xuống các tổ để phát hiện những trường hợp mắc lao mới. Theo tôi, để thực hiện mục tiêu giảm số ca mắc lao thì quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân và người bệnh." | ![]() |
Ngoài việc nâng cao ý thức trong công tác phòng chống lao thì việc tạo ra môi trường thân thiện, cởi mở, thuận tiện cho người dân, người bệnh tự nguyện đi khám để phát hiện sớm bệnh lao là yếu tố quan trọng để giảm tỷ lệ bệnh nhân mắc lao trong cộng đồng.
Cùng với đó, việc đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu nhằm phát hiện sớm bệnh nhân bị mắc lao đã giúp cho kết quả khám, điều trị những năm qua đạt hiệu quả ngày càng cao. Năm 2018, Tỷ lệ khỏi và hoàn thành điều trị bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn mới và tái phát đạt 91.5%. Tỷ lệ khỏi bệnh nhân lao phổi dương tính tái phát là trên 90%. Tỷ lệ bệnh nhân lao phổi tử vong giảm còn 1,9% trong số các bệnh nhân mắc.
![]() | Bác sĩ Chuyên khoa II - Bùi Huy Hưởng, Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Thái Bình cho biết:"Những người dân, khi có các dấu hiệu phải đi khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Về phía bệnh viện, chúng tôi đã đầu tư trang thiết bị, phát hiện lao sớm, chỉ sau 2 giờ. Sau khi phát hiện rồi phải tuân thủ, kiểm soát chặt chẽ. Cùng với đó, tập trung đào tạo nhân lực, cán bộ chống lao từ tỉnh, xã, tăng cường kỹ năng điều trị, giám sát để cắt được nguồn lây tại cộng đồng. Các cấp, các ngành cùng hành động để giảm bớt kỳ thị, rào cản cộng đồng, nếu phát hiện sớm, tuân thủ,sẽ chấm dứt được bệnh lao đến năm 2030". |
Bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Tuy nhiên, để thực hiện tốt chủ đề: “cùng hành động để chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030” thì việc nâng cao nhận thức công tác phòng tránh bệnh lao, nhất là bệnh lao kháng thuốc vẫn là yếu tố quan trọng để không phát sinh thêm bệnh nhân lao mới.
Phạm Hương
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...