Tự lực, tự cường nơi chiến trường gian khổ nhất

Thứ 5, 30/04/2020 | 00:00:00
3,161 lượt xem

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến trường khu 5, khu 6 được xem là chiến trường gian khổ bậc nhất mà quân ta phải đối mặt. Luôn bị địch chia cắt sự chi viện, người lính vừa phải chiến đấu trước kẻ thù, vừa phải chiến đấu trước cái đói, cái khốc liệt của thiên nhiên. Nhưng với tinh thần quân dân một lòng, chúng ta đã chiến thắng tất cả để cùng góp công vào chiến thắng Hồ Chí Minh lịch sử.

Chiến trường khu 5, khu 6 được xem là chiến trường gian khổ bậc nhất trên con đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Để đến được với chiến thắng lịch Hồ Chí Minh lịch sử, mùa xuân năm 1972, những người lính chiến đấu tại khu 5, khu 6 được lệnh đánh là phải thắng. Thắng trên chiến trường và thắng trên hội nghị Paris. Và để có được điều đó là rất nhiều những khốc liệt và sự gan trường trong cuộc chiến.


Trung tá Vũ Văn Loan -  xã Vũ Thắng, huyện Kiến Xương, Nguyên chủ nhiệm hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng:  Đến khi làm công tác thương binh, liệt sỹ có cả con em đồng bào hy sinh, bộ đội hy sinh. Đồng bào tập trung cứu chữa thương binh, khi bảo bà con về giải quyết việc mai táng con cháu thì có người mẹ bảo thôi con tôi đằng nào cũng chết, cứu lấy thương binh để đồng chí khoẻ, tiếp tục chiến đấu bảo vệ dân tộc, nên không bao giờ tôi quên được điều đó.


Ông Phạm Thanh Hương, CCB xã Vũ Thắng, huyện Kiến Xương

Đường 19, 21 bị địch chia cắt, không chi viện lương thực được, có những lần bộ đội vượt qua đường 14 lấy được hạt gạo, hạt muối về mà vẫn phải hi sinh.


Ông Loan, hiện đang là Trưởng ban liên lạc Sư đoàn 3 Sao Vàng tỉnh Thái Bình. Những bức hình đen trắng ghi lại dấu ấn của một thời khốc liệt, gian khổ, hay những huân, huy chương kháng chiến luôn là kỷ vật và cũng là những nỗi niềm của ông về cuộc đời người lính.

Những kỷ vật của người lính chiến tranh

Và những giây phút được  trò chuyện với đồng đội, kể lại cho thế hệ con cháu nghe

Trung tá Vũ Văn Loan, Nguyên chủ nhiệm hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng cho biết thêm: “22 nghìn người toàn sư đoàn, trong đó có 2.500 anh em Thái Bình ở Sư đoàn 3. Bây giờ cứ đến ngày kỷ niệm chúng tôi rất bồi hồi, nghĩ đến những anh em còn nằm lại chiến trường. Trong những năm gần đây chúng tôi tìm được 20 hài cốt anh em đưa về, nhưng còn nhiều người chưa được tìm thấy, chưa được vào nghĩa trang.”

Chiến tranh đã quá tàn khốc trong ký ức với mỗi người lính. Các anh ra đi mà không nghĩ tới ngày trở về bởi chỉ có chiến thắng, đến ngày chiến thắng cuối cùng thì khi ấy mới là ngày trở về hạnh phúc.

Thế Công

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...