Trước thực trạng rác thải sinh hoạt ngày một nhiều, xử lý bằng hình thức chôn lấp đang bị quá tải, việc xây dựng lò đốt rác là điều cần thiết. Tại xã Hồng Phong huyện Vũ Thư, lò đốt rác đi vào hoạt động không những đã xóa bỏ được bãi rác tự phát trên địa bàn mà còn thân thiện với môi trường xung quanh nhờ áp dụng công nghệ mới.
Gia đình ông Đỗ Văn Tước có hơn 5 sào trồng dâu nằm ngay cạnh lò đốt rác của xã Hồng Phong. Song, khí thải từ lò đốt dường như không ảnh hưởng tới ruộng dâu nhà ông Tước. Từ đầu năm đến nay, ông Tước vẫn thu hoạch đều đặn 2 lứa kén với khối lượng 100kg, bán được hơn 10 triệu đồng.
Ông Đỗ Văn Tước - xã Hồng Phong (Vũ Thư): Từ khi lò đốt rác đi vào hoạt động ban đầu tôi cũng lo nhưng sau thấy không bị ảnh hưởng gì, con tằm là con rất kén ăn, nếu dâu có vấn đề là hỏng ngay.
Những ruộng dâu vẫn xanh tốt xung quanh lò đốt rác của xã Hồng Phong, mặc dù lò đốt này đã đi vào hoạt động được gần nửa năm. Điều đó cho thấy những khí thải ra môi trường đã được xử lý, ít gây ô nhiễm đến xung quanh.
Đây chính là bể nước lắng lọc khói bụi của lò đốt rác trước khi thải ra môi trường. Nước liên tục được tuần hoàn, loại bỏ những chất độc hại, kim loại nặng có trong khí thải từ việc đốt rác, nhờ đó giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh.
Ông Vũ Tiến Đức - Giám đốc Công ty CPSX&TM BIMIVINA: Đây là công nghệ mới trong đốt rác, giảm tác động đến môi trường, công nghệ này đã và đang được chúng tôi lắp đặt tại nhiều tỉnh thành phố. Khi thiết kế xây dựng là chúng tôi tính toán đến độc hại trong lượng khí thải ra nên vùng xung quanh có thể yên tâm.
Ông Lưu Thế Lực - Chủ tịch UBND xã Hồng Phong (Vũ Thư): Nhân dân từ lâu đã bức xúc về việc rác thải sinh hoạt vứt tràn lan gây ô nhiễm. Xây dựng lò đốt này là nỗ lực của nhân dân toàn xã, lò đốt ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và được người dân rất ủng hộ.
Hồng Phong là địa phương có hơn 200ha trồng dâu nuôi tằm nên khi xây dựng lò đốt rác, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến lượng khí thải vào môi trường. Để xây dựng được lò đốt rác có công suất 15 tấn/ngày đêm này, xã Hồng Phong đã chi tổng cộng 3,7 tỷ đồng, trong đó tỉnh hỗ trợ 500 triệu đồng, còn lại là nguồn lực huy động của địa phương.
Đây cũng là lò đốt rác đầu tiên trên địa bàn tỉnh áp dụng công nghệ lò đứng, tự động hóa khép kín, lọc khí thải trước khi xả qua ống khói, giúp bảo vệ môi trường bền vững.
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...