Tại MWC 2017, hầu như những cái tên nổi bật nhất đều đi kèm khả năng chống thấm. LG G6 đạt tiêu chuẩn IP68, đồng nghĩa với việc smartphone này có thể ngâm mình dưới nước sâu 1,5 mét trong 30 phút mà không hề hấn gì. Tương tự như vậy, XZ Premium của Sony cũng đạt tiêu chuẩn IP68. Huawei P10 có thể chống nước nhẹ với chuẩn IPX2. Người dùng thiết bị này không thể ngâm điện thoại trong nước nhưng chẳng phải lo lắng khi đi mưa hoặc vô tình làm đổ cốc nước lên máy.
Theo thống kê, hiện có đến 95% smartphone giá từ 600 USD trở lên được trang bị tính năng chống thấm nước. Thậm chí các model giá rẻ hơn cũng bắt đầu có khả năng này.
Công nghệ màn hình của TV được đưa lên điện thoại
Ngày càng có nhiều người dùng xem video trên smartphone. Theo số liệu của Cisco, hiện đã có hơn 50% lưu lượng sử dụng thiết bị di động được dùng vào việc xem video. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 80% vào năm 2021.
LG G6 được tối ưu cho trải nghiệm video.
Với xu hướng đó, nhà sản xuất sẽ cố gắng mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng bằng cách đưa các công nghệ TV tiên tiến lên smartphone.
Năm nay, LG đã trang bị công nghệ DolbyVision và HDR 10 cho model G6. Thiết bị có màn hình 5,7 inch độ phân giải 2.560 x 1.440 pixel, tỷ lệ 18:9 giúp cho khả năng hiển thị ảnh và video được tối ưu hơn.
Sony cũng mang công nghệ HDR lên XZ Premium cho hình ảnh sáng, nhiều màu sắc và góc nhìn rộng hơn.
Thiết bị đeo thông minh đang thoái trào
Huawei là nhà sản xuất duy nhất giới thiệu smartwatch tại MWC 2017.
Có vẻ như những gì được nói đến cách đây một vài năm về thiết bị đeo thông minh đã không trở thành hiện thực. Tại MWC 2017, có đúng một công ty giới thiệu smartwatch mới và sản phẩm chỉ dành riêng cho nam.
Huawei giới thiệu 2 phiên bản đồng hồ thông minh với nhiều đặc điểm đã có trên LG Watch Sport, Samsung Gear S3 và nhiều tên tuổi khác. Trong cả năm 2016, có lẽ chỉ duy nhất LG Watch Style là đồng hồ thông minh mà nữ giới có thể cân nhắc.
Việc ngày càng ít sản phẩm được tung ra thị trường và xu hướng ngày càng bó hẹp là dấu hiệu cho thấy thiết bị đeo thông minh đang dần lụi tàn.
Sự hoài cổ lên ngôi
Nokia 3310 gây chú ý tại MWC 2017.
Các buổi giới thiệu sản phẩm của Nokia/HMD Global và BlacBerry dường như lấn át những sự kiện khác tại MWC năm nay. Đáng ngạc nhiên là điều này diễn ra vào năm 2017 chứ không phải 2007. Cả hai được giới công nghệ chờ đón vì hứa hẹn mang lại những đặc điểm đã thành danh ở thập kỉ trước.
Toàn bộ buổi ra mắt của BlackBerry KeyOne tập trung vào bàn phím QWERTY, tính năng này cũng được giới truyền thông mổ xẻ nhiều nhất. HDM chỉ dành 5 phút trong sự kiện của mình để nói về sự trở lại của Nokia 3310 nhưng chiếc điện thoại "cùi bắp" này lại tốn không ít giấy mực của báo giới và tạo nên cơn sốt nho nhỏ trên các phương tiện thông tin xã hội.
Cả hai thiết bị này sẽ không cố gắng giành giật thị trường hay là xoay chuyển xu hướng nhưng nó lại có những phân khúc riêng của mình. Nokia 3310 có khá nhiều đặc điểm mà người dùng muốn mang theo bên cạnh như một điện thoại phụ để dùng cho công việc như pin chờ hằng tháng trời, nhỏ gọn, độ bền cao. BlackBerry KeyOne đương nhiên dành cho các tín đồ mê mẩn với bàn phím cứng của Dâu đen.
Jack cắm tai nghe vẫn có vai trò quan trọng
Vào năm ngoái, khi iPhone 7 ra đời và khai tử jack 3,5 mm, người ta đã nghĩ đến tương lai ảm đạm cho chuẩn kết nối thông dụng này. Tiếp đến, Moto Z, HTC Bolt và U Ultra đều dùng cổng USB Type-C để kết nối với tai nghe.
Jack cắm tai nghe 3,5 mm trên Huawei P10.
Tưởng chừng như trong năm nay jack 3,5 mm sẽ đi vào quên lãng thì tại MWC 2017, điều ngược lại đã diễn ra.
Tất cả model xuất hiện tại đây đều được trang bị cổng 3,5 mm, bao gồm BlackBerry KeyOne, Nokia 8, Nokia 5, Nokia 3 và cả phiên bản công nghệ thấp Nokia 3310.
Những smartphone cao cấp nhất như Huawei P10, LG G6, Xperia XZ Premium hay các phiên bản tầm trung Motorola G5, G5 Plus, ZTE Blade V8 Pro... đều giữ lại jack cắm tai nghe thông dụng.
Việc iPhone 7 bỏ jack cắm tai nghe có thể là sự khởi đầu nhưng vẫn chưa trở thành xu hướng, ít nhất là trong năm 2017.