Trong chiến tranh Việt Nam, Tết đồng nghĩa với một lệnh ngừng bắn không chính thức giữa ta và địch. Tuy nhiên, cách đây tròn 50 năm, ngày 30/1/1968, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào dịp tết Mậu Thân ở 13 tỉnh, thành phố miền Nam. Tỉnh Quảng Trị khi đó cũng là 1 chiến trường khốc liệt. Để hiểu hơn về điều này, phóng viên Thaibinhtv.vn đã tìm gặp những cựu chiến binh (CCB) người Thái Bình năm xưa đã từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị trong chiến dịch Tết Mậu Thân.
CCB Lê Thái Chẩm xã Quyết Tiến huyện Kiến Xương là người trực tiếp tham gia trận đánh sân bay Tà Cơn, Quảng Trị trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Khi đó ông là lính của Trung đoàn 9, Sư đoàn 304. Ông cho biết, sân bay Tà Cơn là cứ điểm quan trọng của Mỹ nằm trong tập đoàn cứ điểm Khe Xanh dùng làm nơi cất và hạ cánh của các loại máy bay, một số máy bay vận tải và phản lực chiến đấu. Tại đây, địch bố trí hệ thống công sự phòng ngự dày đặc. Bảo vệ bên ngoài là một hàng rào dây kẽm gài bùng nhùng và những bãi mìn lớn...Khó là vậy, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, cùng cách tiến công bất ngờ nên quân ta đã làm chủ sân bay Tà Cơn chỉ trong 1 đêm.
CCB Lê Thái Chẩm - Xã Quyết Tiến, huyện Kiến Xương: Sân bay Tà Cơn được xác định là cửa ngõ để ngăn chặn sự chi viện từ phía Bắc vào miền Nam nên địch tăng cường rất nhiều lực lượng ra sân bay. Đây là nơi xuất phát các loại máy bay chiến đấu nên khi ta đánh được sân bay này thì sẽ phá vỡ thế chủ lực của địch.
Cũng trong thời gian ấy, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320 nhận lệnh đánh Cam Lộ, nhưng trận đánh đó quân ta bị tổn thất nặng nề. Bài học lịch sử trong trận đánh Cam Lộ, Quảng Trị được những CCB trong Hội bạn chiến đấu Đại đoàn đồng bằng 320 phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình là những người lính trực tiếp chiến đấu năm xưa ôn lại và coi đây là những kinh nghiệm xương máu.
Ông Nguyễn Công Trác - Phường Bồ Xuyên, Thành phố Thái Bình: Trận đánh chi khu quận lỵ Cam Lộ của Trung đoàn 48 chưa thành công là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là vì thời gian quá gấp, công tác nắm địch chưa tốt, chuẩn bị chưa chu đáo, chưa hiểu hết âm mưu, thủ đoạn, khả năng đối phó của địch, nhất là đặc điểm, tính chất, hệ thống cứ điểm phòng ngự hiện đại.
Ông Bùi Hồng Lê - Phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình: Trong trận đó ta dùng 1 tiểu đoàn đánh địch. Mà địch cũng có 1 tiểu đoàn nhưng họ có công sự, hỏa lực tốt, trận địa bố trí chắc chắn. Đó cũng là 1 trong những lý do khiến ta không chiến thắng.
Tròn ½ thế kỷ đã trôi qua nhưng với những CCB trung đoàn 48, sư đoàn 320 tất cả đều như mới diễn ra hôm qua. Trận đánh được viết bằng máu, bằng sự hi sinh ấy luôn là bài học quý giá để đúng 3 tháng sau, cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 48 nung nấu quyết tâm, mài sắc ý chí để giành thắng lợi trong trận “Giáp lá cà”. Đó cũng là kinh nghiệm, bài học quý báu khi triển khai một chiến dịch lớn, góp phần làm nên Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Thái Bình không chỉ được biết đến với những di tích lịch sử, văn hóa mà ẩm thực nơi đây cũng nổi tiế...
Chiến tranh đã qua đi, đất nước đã không còn tiếng bom đạn, thế nhưng với những người thương bệnh ...
Nếu như năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo trong tổ chức Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Vũ Thư, tỉnh...
Sáng ngày 30-4, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu xã đạt ch...
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2 tháng 2 năm 1908 trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước tại ...
Không phải ngẫu nhiên mà từ bao đời nay, trong suốt chiều dài lịch sử chung của đất nước, nhắc tới 2...
Sau 45 năm phát triển và trưởng thành, Tổng Công ty giống cây trồng Thái Bình (ThaiBinh Seed) đã tạ...
Làng Khuốc xã Phong Châu ( huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) là cái nôi của nghệ thuật chèo. Nhằm l...
Đầu những năm 60 của thế kỷ 20, xã Nam Cường, huyện Tiền Hải là điểm sáng của phong trào khai hoang ...
Chiều 27-2, đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên TW Đảng, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UB...