Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 chương trình mục tiêu Quốc gia

Thứ 2, 26/09/2022 | 00:00:00
947 lượt xem

Sáng nay,26-9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 chương trình mục tiêu Quốc gia. Tại điểm cầu tỉnh Thái Bình, đồng chí Nguyễn Khắc Thận - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy dự hội nghị.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 được Quốc hội quyết định tại các Nghị quyết của Quốc hội là trên 542.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương là 222.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là trên 304.000 tỷ đồng, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2021 chuyển nguồn sang năm 2022 là 16.000 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều Nghị quyết, Công điện, văn bản chỉ đạo quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên, đến nay tiến độ giải ngân ở một số Bộ, ngành, địa phương còn rất thấp. 

Tại Thái Bình, 9 tháng qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu công đạt trên 83% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đứng thứ 4 cả nước về giải ngân vốn đầu tư công.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: đây là việc khó, vướng mắc nhiều năm, vì vậy Chính phủ luôn ưu tiên giải quyết công việc này. Thủ tướng biểu dương một số Bộ, ngành, địa phương chủ động làm và giải ngân tốt trên 70%, phê bình các Bộ, ngành, địa phương giải ngân dưới mức trung bình cả nước. 

Thủ tướng nêu rõ, vốn đầu tư công năm 2022 cao gấp đôi năm 2016. Vì vậy, tình hình thay đổi thì biện pháp phải thay đổi, Thủ tướng nhấn mạnh, càng khó khăn, càng phức tạp, càng phải bản lĩnh, phát huy trí tuệ, dân chủ, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi chúng ta có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động phải quyết liệt hơn.Thủ tướng yêu cầu đề cao vai trò, trách nhiệm Bộ trưởng, Thủ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố. Các Bộ, ngành, địa phương tự rà soát, điều chỉnh danh mục, công tác chuẩn bị đầu tư, thấy gì chưa được, thấy gì cần chỉ đạo, phân công để bảo đảm tuân thủ luật pháp, tránh tham nhũng, tiêu cực. Các Bộ ngành ở TW rà soát lại các quy định thuộc phạm vi quản lý của ngành mình, cái gì thuộc Thông tư thì sửa, cái gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì Bộ, ngành đề xuất, cái gì thuộc về luật thì tập hợp lại để cập nhật các luật đang sửa đổi. Bộ KH&ĐT nghiên cứu đề xuất điều chỉnh vốn từ địa phương này sang địa phương khác, từ Bộ này sang Bộ khác, cũng như trong nội bộ, nếu không làm được. Các Bộ, ngành, địa phương thành lập các tổ công tác để rà soát, đôn đốc công việc. Bộ, ngành, địa phương nào chưa làm tốt thì phải khiêm tốn, cầu thị, học hỏi, đề ra các nhiệm vụ cụ thể để đánh giá, kiểm điểm theo từng tháng.

 Hữu Phước 

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...