Doanh nghiệp Thái Bình với các hiệp định thương mại

Thứ 7, 24/09/2022 | 00:00:00
446 lượt xem

Thị trường rộng lớn với rất nhiều dự địa, cùng với việc từng bước xóa bỏ phần lớn các dòng thuế, 17 Hiệp định thương mại mà Việt nam đã ký kết đang mở ra cơ hội đối với nhiều ngành hàng của tỉnh. Các sản phẩm xuất khẩu hay nguyên liệu nhập khẩu sẽ có lợi thế vì giảm được chi phí. Đây là điều kiện để doanh nghiệp tỉnh Thái Bình tiếp cận và định hình thị trường.

Dây chuyển sản xuất bánh kẹo của Công ty cổ phần Quốc tế Bảo Hưng

Là doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu đi thị trường Mỹ và Châu Âu từ 2 năm nay. Nhưng tỷ lệ xuất khẩu vào 2 thị trường này của Công ty cổ phần Quốc tế Bảo Hưng mới chỉ đạt khoảng 6%.

Ông Nguyễn Đại Huệ - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc tế Bảo Hưng

Khác với những nước khác ở trong khu vực của chúng ta thì đối với các nước phát triển như Mỹ hoặc Châu Âu thì họ yêu cầu rất là cao. Ngoài các thủ tục bắt buộc của cơ quan an ninh thì các hồ sơ về quy trình sản xuất, rồi bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người lao động, thuế,.. đây đều là những điều kiện rất là quan trọng để xuất khẩu vào Châu Âu và Mỹ.

Toàn tỉnh hiện có hơn 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, trong đó có hơn 150 doanh nghiệp xuất khẩu đi Châu Âu và Mỹ. Thay đổi để thích hợp với các Hiệp định là điều mà các doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện cho những mục tiêu dài hạn khi tham gia những thị trường này. Trước mắt là phải cải thiện điều kiện lao động, đầu tư công nghệ mới đến việc tăng tỷ lệ nội địa hóa thành phẩm.

Các Hiệp định thương mại thúc đầy việc điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Sức ép cạnh tranh mà các Hiệp định thương mại mang lại được nhận định là sức ép cạnh tranh lành mạnh, có chọn lọc và theo lộ trình phù hợp. Do đó, khi tham gia vào các Hiệp định này sẽ là cơ hội, sức ép hợp lý để các doanh nghiệp của tỉnh điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Bà Đỗ Thị Ngoan - Giám đốc Công ty TNHH First Union Việt Nam

Châu Âu là 1 thị trường khó tính, có thể coi là khó tính nhất nhất trên toàn cầu, khó tính hơn cả Mỹ. Tất cả những sản phẩm sang Châu Âu thì thứ nhất phải có những điều kiện về kỹ thuật đi kèm; thứ 2, điều bắt buộc đó là phải có sự đảm bảo về an toàn với môi trường và với con người. Vì vậy, hàng Việt Nam có sự cạnh tranh rất lớn trong thị trường của Châu Âu. 

Tận dụng được những lợi thế từ những Hiệp định thương mại sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp của tỉnh phát triển bền vững. Đưa được hàng hoá vào thị trường vào những thị trường khó tính như Mỹ và EU thì đó là giấy chứng nhận thông hành để đưa hàng ra thế giới. Tuy nhiên để đưa được hàng vào 2 thị trường này thì tự thân các doanh nghiệp phải vượt qua chính mình, từ bỏ thói quen làm ăn "chụp giật", thiếu liên kết, không theo các chuỗi, không tạo niềm tin khi hợp tác./.

 Hữu Phước 

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...