Chuyện của cựu chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị

Thứ 6, 16/09/2022 | 00:00:00
1,728 lượt xem

Cuộc chiến đấu anh dũng 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, từ ngày 28/6 đến 16/9/1972, vừa tròn nửa thế kỷ, luôn mãi là bản tráng ca hào hùng của toàn thể nhân dân cả nước; là bức tranh đẫm máu và hoa, cùng với bao trận đánh anh dũng khác làm nên kỳ tích, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, quét sạch giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi đất nước. Trong đó, có sự tham gia chiến đấu mưu trí, quả cảm của hàng nghìn người con ưu tú quê hương Thái Bình.

Những cựu chiến sĩ Thành cổ tỉnh Thái Bình cùng ôn lại kỷ niệm thời chiến đấu

Nhân kỷ niệm 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, những cựu chiến sĩ Thành cổ tỉnh Thái Bình mới có dịp gặp nhau, cùng ôn lại những ngày hè đỏ lửa 1972. 


Ông Đỗ Xuân Lộc, Cựu chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 tỉnh Thái Bình:Cái ác liệt nhất lúc này trong Thành cổ là bom đạn dội xuống chưa từng ở đâu có. Hàng ngày máy bay rồi tàu chiến ngoài biển khơi rồi pháo từ La Vang bắn vào Thành cổ, có thể nói mật độ rất là cao.”


Địch đã trút xuống thị xã và Thành Cổ Quảng Trị 328.000 tấn bom đạn

Trong 81 ngày đêm, địch đã trút xuống thị xã và Thành Cổ Quảng Trị 328.000 tấn bom đạn các loại. Tính trung bình mỗi chiến sĩ của ta phải gánh chịu 100 tấn bom, 200 quả đạn pháo.



Ông Đỗ Văn Thịnh, Cựu chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 tỉnh Thái Bình:Mặc dù nhìn thấy đồng chí, đồng đội của mình hi sinh nhưng tiếp tục quay trở lại chiến hào chiến đấu để ngăn chặn quân địch để mà giữ từng tấc đất của Tổ quốc. ”



Báo Quân đội nhân dân ra ngày 9/8/1972 đã viết: “Mỗi mét vuông đất mà các chiến sĩ ta giành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu”. 


Ông Đỗ Trọng Khoa - Nguyên Chủ tịch Hội chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 tỉnh Thái Bình: “ Hơn 3.000 cán bộ chiến sĩ người con ưu tú của Thái Bình đã trực tiếp tham gia chiến dịch. Đặc biệt nhất là Trung đoàn 64 của Sư đoàn 320 hàng vạn cán bộ chiến sĩ ở mặt trận đã hi sinh. Riêng Thái Bình hơn 1.000 người đã mãi mãi nằm lại   ”

Những người lính năm xưa cùng sinh hoạt tại "Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 tỉnh Thái Bình”

Trở về từ cuộc chiến khốc liệt, những người lính năm xưa cùng sinh hoạt tại ngôi nhà chung mang tên “Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 tỉnh Thái Bình”, với nhiều hoạt động ý nghĩa, ấm áp nghĩa tình đồng đội; chung tay xây dựng quê hương, đất nước.


Ông Nguyễn Quang Tiệp, Chủ tịch Hội chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 tỉnh Thái Bình: “Những người chiến sĩ bảo vệ và chiến đấu Thành cổ Quảng Trị năm xưa cho đến bây giờ vẫn phát huy được bản chất bộ đội cụ Hồ và cùng với chính quyền địa phương xây dựng quê hương Thái Bình. Đến giờ chúng tôi cũng rất vinh dự được Đảng và nhà nước, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, xã và bà con nhân dân kính trọng và trân trọng những thành quả của chúng tôi.”


Mỗi cựu chiến sĩ thành cổ Quảng Trị không chỉ là nhân chứng lịch sử của dân tộc. Họ mãi là điểm tựa, là tấm gương sáng cho các thế hệ sau hiểu được giá trị của độc lập, tự do, hòa bình, để tiếp nối truyền thống xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Duy Huy

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...