Bảo vệ tầng ozone - bảo vệ chính bản thân mình

Thứ 6, 16/09/2022 | 09:08:33
514 lượt xem

Ngày 16/09 hàng năm được lựa chọn là ngày quốc tế về Bảo vệ tầng ozone. Đây là dịp để các quốc gia trên thế giới tăng cường nhận thức và có những hành động thiết thực bảo vệ tầng ozone, giữ gìn môi trường sống của nhân loại vì sự phát triển bền vững.

Việt Nam trong những năm qua cũng đã tích cực triển khai các giải pháp kiểm soát và loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ozone giúp làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khỏe con người, duy trì sự ổn định kinh tế và các hệ sinh thái.

Tầng ozone là một lớp sâu trong tầng bình lưu, bao quanh Trái đất, chứa một lượng lớn ozone, hấp thụ phần lớn những tia tử ngoại từ Mặt trời chiếu xuống trái đất. Kích thước của tầng khí này không dày, nhưng lại có nhiệm vụ quan trọng, là lớp bao bọc quanh hành tinh như một lá chắn bảo vệ đối với cuộc sống của mỗi sinh vật trên trái đất…. 

Thế nhưng, các nhà khoa học phát hiện tấm lá chắn này, có chỗ bị thủng có chỗ mỏng hẳn đi, nguyên nhân chính là con người gây ra… 

Và cũng chính những điều đó mà hiện, chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ…

Kể từ tháng 1/1994, Việt Nam là một trong những nước sớm gia nhập Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, cam kết tuân thủ các quy định của Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal. Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã chủ động tham gia bảo vệ tầng ozone và đạt được nhiều kết quả được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Thực hiện đúng lộ trình của Nghị định thư Montreal, đến nay Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ozone CFC, Halon và CTC từ ngày 1/1/2010; loại trừ hoàn toàn tiêu thụ HCFC-141b nguyên chất được sử dụng trong sản xuất xốp và cấm sử dụng Methyl Bromide cho các ứng dụng ngoài mục đích kiểm dịch hàng xuất khẩu từ ngày 1/1/2015. Qua đó đáp ứng nghĩa vụ loại trừ 10% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC.

Theo kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong giai đoạn 2020-2025, Việt Nam cần thực hiện loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC (tương đương với hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC chỉ còn 2.600 tấn, giảm 1.000 tấn so với giai đoạn trước) và đặt ra lộ trình quản lý, cắt giảm các chất HFC trong giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2045. Đặc biệt, một trong những bước tiến mạnh mẽ trong công tác quản lý bảo vệ tầng ozone trên là Việt Nam đã luật hóa các quy định về bảo vệ tầng ozone vào trong Luật bảo vệ môi trường năm 2020.

Tuy vậy, bên cạnh những nỗ lực loại trừ thành công các chất làm suy giảm tầng ozone,Việt Nam vẫn phải đối mặt với thách thức mới gắn liền với xu hướng gia tăng sử dụng các chất có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu cao như hydro-fluoro-carbon (HFC), là những chất được sử dụng để thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ozone trong lĩnh vực sản xuất thiết bị lạnh, điều hòa không khí ô tô, dập cháy.

Tầng ozone không thuộc lãnh thổ quốc gia nào nhưng nước nào cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu nó bị “hư hỏng”, và chính mỗi chúng ta sẽ là những người phải gánh những hậu quả đó. Và để có một cuộc sống “xanh” hơn, mỗi người chỉ cần thực hiện những việc làm rất đơn giản. Sau đây sẽ là 1 vài gợi ý cho quý vị cùng chung tay bảo vệ tầng ozone – tấm lá chắn, bảo vệ Trái đất…

Điều mà chúng ta có thể làm để đóng góp vào việc ngăn chặn quá trình suy thoái tầng ozone rất cụ thể và đơn giản, đó là:

1. Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da, đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng.

2. Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường. 

3. Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc.

4. Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể.

5. Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.

6. Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”.

7. Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn.

8. Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần.

Bằng những việc làm cụ thể và đơn giản, mỗi người sẽ góp phần nhỏ bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng ozone và cũng là bảo vệ chính bản thân mình.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...