Phạt tiền tội phạm kinh tế, tham nhũng

Thứ 5, 07/07/2022 | 22:28:59
1,092 lượt xem

“Tạo điều kiện cho người phạm tội tham nhũng, kinh tế khắc phục hậu quả để giảm xử lý hình sự” là đề xuất được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đưa ra mới đây. Đề xuất này ngay lập tức đã nhận được sự quan tâm của dư luận, cũng như các chuyên gia. Một số ý kiến cho rằng đây cũng là cách làm mà rất nhiều các quốc gia trên thế giới đang áp dụng, được cho là vừa hiệu quả trong phòng chống tham nhũng, giúp Nhà nước thu hồi được tài sản thất thoát, vừa mang tính nhân văn. Song cũng có những băn khoăn,

Nộp đủ 25 tỉ khắc phục hậu quả, cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung được giảm 3 năm tù trong vụ án mua chế phẩm Redoxy-3C trái quy định. Bản án được tuyên cuối tháng 6 vừa qua, áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 khi Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.

Trước đó, trong vụ án cổ phần hóa Mobifone năm 2019, cựu Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Bắc Son cũng được giảm án theo điều 40 Bộ Luật hình sự, từ tử hình xuống chung thân khi nộp lại toàn bộ số tiền nhận hối lộ là 3 triệu đô la mỹ. Theo các chuyên gia, mục tiêu mà tội phạm tham nhũng, kinh tế nhắm vào là tiền, nên trừng phạt mạnh về kinh tế là phù hợp.

Trung tướng Trần Văn Độ, Nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương: 

"Thứ nhất là tính hướng thiện, người ta muốn quay trở về con đường lương thiện thì nhà nước cũng tạo điều kiện cho họ quay về. Thứ hai nữa tính Nhân văn. Thời gian gần đây, Tổng bí thư – trưởng ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng cũng nói rất nhiều: Chống tham nhũng nhưng phải nhân văn."


Thế nhưng, cũng có ý kiến dư luận lo ngại: như vậy sẽ làm giảm sức răn đe của Luật pháp, làm nảy sinh tâm lý: cứ có nhiều tiền thì không phải đi tù. Song phần đông các chuyên gia pháp lý lại không nhìn nhận như vậy.

TS Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Pháp chế Thanh tra Chính phủ: 

"Đừng có lúc nào cũng đặt vấn đề theo kiểu “tiền đâu nhiều thế?. Không phải ai cũng nhiều tiền, có những người họ sẵn sàng đi vay nợ để nộp, họ sẵn sàng trả giá bằng tiền để người ta được tự do, được tiếp tục làm việc kiếm tiền trả nợ. Chúng ta cũng phải nghĩ rộng dài giống các nước như vậy."


Luật sư Nguyễn Văn Chiến – Đại biểu quốc hội khóa 14: 

"Tội phạm tham nhũng là loại tội phạm làm phương hại đến tài sản nhà nước, nên việc phạt tiền là phù hợp, bởi vì mục đích của nhà nước là thu hồi ngay, đúng và đủ tài sản bị tham nhũng. Mà thậm chí còn có thể phạt thêm đối với những người có hành vi tham nhũng." 


Số liệu thống kê cũng cho thấy, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế trong giai đoạn từ 2015 đến nay đã cao hơn nhiều so với trước. Song cũng chỉ đạt hơn 50% số tiền cần phải thu hồi. Kê biên tài sản cũng nhiều, nhưng thu hồi thấp do nhiều trường hợp đã tẩu tán tài sản trước khi khởi tố. Do vậy, việc khuyến khích tội phạm tham nhũng, kinh tế khắc phục hậu quả còn giúp Nhà nước đạt mục đích này. Còn về góc độ quản lý nhà nước, chống tham nhũng là quá trình giáo dục, ngăn chặn để không xảy ra hành vi này, chứ không phải sử dụng hình phạt nặng trong khi số tiền tham nhũng thì lại khó thu hồi.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 24/4, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình có buổi tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...