Lấn chiếm dòng chảy ở Tiền Hải

Thứ 3, 10/05/2022 | 00:00:00
560 lượt xem

Tiền Hải có hệ thống sông ngòi chằng chịt. Song nhiều năm nay, tình trạng người dân tự ý đổ đất, cơi nới mặt bằng, xây dựng công trình lấn chiếm lòng sông, làm biến đổi dòng chảy, dẫn đến nhiều nguy hiểm trong mùa mưa bão vẫn chưa được xử lý triệt để, kịp thời.

Sông Thủ Chính đoạn chảy qua xã Nam Thanh và xã Nam Trung. Mặt sông bị lấn chiếm tới 1/3, thậm chí là quá nửa. Từ đất cát, phế thải, đến xây dựng lều quán, công trình phụ và cả công trình kiên cố, đủ mọi hình thức lấn chiếm khiến đoạn sông này vừa ô nhiễm, vừa lộn xộn, mất mỹ quan, lại ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước. Đáng lưu ý là dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần vào cuộc giải tỏa, yêu cầu cưỡng chế, song vẫn “đâu lại vào đấy”.


Người dân

"Sông bên kia lấn chiếm đầy kia kìa, cũng không giải quyết được gì cả, cũng chưa thấy xã giải quyết."








Người dân:

"Chúng tôi cũng bức xúc nhưng không xử lý được, gọi xã với gọi công an ra mà người ta cũng chẳng ra."





Thông tin từ Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Tiền Hải, hiện trên địa bàn huyện còn hàng trăm điểm vi phạm lấn chiếm lòng sông. Đây là hành vi nguy hiểm gây ách tắc dòng chảy vào mùa mưa bão, ảnh hưởng đến việc tiêu úng và điều tiết nước phục vụ sản xuất của người dân. Dù các cơ quan chức năng đã chủ động phát hiện và lập biên bản gửi chính quyền địa phương, song sự thiếu hợp tác từ phía các xã và từ chính người dân đang khiến tình trạng này ngày càng khó xử lý.



Ông Phạm Quang Tuấn - Giám đốc Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Tiền Hải: 

"Ý thức của người lấn chiếm thì rất kém, khi chúng tôi thuyết phục vận động thì người ta cũng không chấp hành. Trách nhiệm của địa phương còn mang tính đùn đẩy lẫn nhau nên việc xử lý vi phạm không được dứt điểm. Hộ nọ vẫn đua tranh hộ kia. Nhiều trường hợp chúng tôi huy động cán bộ bê cả phần vi phạm đi.. Đã cưỡng chế múc đi rồi nhưng địa phương vẫn không quản lý được, vẫn tái diễn trở lại."


Không những vậy, việc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thủy lợi cũng gặp khó khăn do không có lực lượng, phương tiện và chế tài đủ mạnh khi đối tượng không thực hiện quyết định xử phạt. Những vi phạm này nếu không được giải quyết triệt để sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của các công trình thủy lợi và gây khó khăn cho công tác phòng chống lụt bão của các địa phương.

Hà My

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...