Nguy cơ di chứng hậu Covid-19

Thứ 5, 20/01/2022 | 00:00:00
244 lượt xem

Di chứng hậu Covid-19 được xác định là một trong những vấn đề trọng tâm của y tế TP HCM trong 2022, khi mà hơn nửa triệu người dân mắc Covid-19, chiếm khoảng 5% dân số. Tại Hà Nội, trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, khi số ca ngày cao điểm hơn 3 nghìn ca, các bệnh viện cũng đã rải rác ghi nhận những trường hợp tái khám và nhập viện điều trị hậu covid-19. Những biểu hiện di chứng hậu Covid-19 là gì, có nguy hiểm và đáng quan tâm.

Ông Nguyễn Văn Hùng , 61 tuổi, nhiễm virut Sars Cov2 , điều trị tại bệnh viện Thanh Nhàn từ 12/8 đến 30/8/2021. Sau thời gian ra viện, bệnh nhân có những triệu chứng tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp và huyết áp tăng.

Thường xuyên theo dõi sức khỏe tại nhà, ông cho biết, bác sỹ tư vấn đây là những dấu hiệu hội chứng hậu Covid-19, cần theo dõi và tái khám. 

Ông Nguyễn Văn Hùng – phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội:

 “Hiện nay sức khỏe của tôi  vẫn còn ảnh hưởng di chứng chẳng hạn như tim đập nhanh, hồi hộp…hay váng, đau đầu. Thình thoảng theo dõi cả máy đo nồng độ oxy, huyết áp , lúc nên lúc xuống.”


Không có biểu hiện về triệu chứng nhiễm Covid-19, ông Nguyễn Ngọc Khuê được chỉ định điều trị tại nhà. Sau 10 ngày điều trị, sức khỏe của ông đã ổn định, được test khẳng định âm tính với virut Sars CoV2.  Tuy nhiên, sau thời gian này , tình trạng hụt hơi, mệt mỏi lại xuất hiện kéo dài với ông. 

Ông Nguyễn Ngọc Khuê – Hà Nội: 

“Tôi là người có tuổi thì thời gian điều trị bị chậm. Tôi đọc tài liệu hậu Covid thì tôi cũng hiểu được, tôi bị tình trạng hụt hơi, bây giờ làm gì bị mệt.”


Theo ghi nhận tại Bệnh viện Thanh Nhàn, một trong những bệnh viện đầu tiên điều trị Covid-19 tại Hà Nội, bệnh viện đã rải rác trung bình một ngày, bệnh viện ghi nhận từ 5-7 bệnh nhân có triệu chứng đường hô hấp, tim mạch đến tái khám sau Covid-19. Nhập viện điều trị tại Khoa Bệnh nghề nghiệp của Bệnh viện ghi nhận khoảng 10 trường hợp. Hầu hết những trường hợp nhập viện với các triệu chứng đường hô hấp, tim mạch và tiêu hóa. 

Chị Phùng Thị Hạnh – Hà Nội: 

“Sau Covid nên có một khóa để những người có biểu hiện như thế đi khám lại để đỡ hoang mang, đỡ sợ.”


Ths Bác sỹ Nguyễn Thu Hường – Trưởng Đơn nguyên chống dịch, Bệnh viện  Thanh Nhàn: 

“Tất cả bệnh nhân khi đến khám với chúng tôi với rất nhiều chuyên khoa. Từ vấn đề về hô hấp, tim mạch, rối loạn giấc ngủ, tâm lý, xuất hiện ở bệnh nhân sau khi điều trị Covid, đặc biệt chúng tôi hay gặp những người nào bị covid nhưng bệnh rất nặng làm cho tâm lý người bệnh bị sang chấn và hậu dư của covid để lại.”


Khi tiếp nhận những bệnh nhân đầu tiên tái khám hậu Covid-19, phương án về việc tổ chức tiếp nhận điều trị bệnh nhân như vậy đã được đặt ra tại bệnh viện Thanh Nhàn. Bởi trước thực tế số ca mắc F0 của Hà Nội gia tăng thì năm 2022, việc đối mặt với nỗi lo về di chứng hậu covid sẽ đặt ra vấn đề cần giải quyết.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...