Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu của ngành bán lẻ

Thứ 2, 20/12/2021 | 00:00:00
2,208 lượt xem

Covid-19 được xem là tác nhân thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành bán lẻ, vốn đã manh nha từ 10 năm trước tại Việt Nam. Đây cũng là lĩnh được đánh giá có tốc độ thay đổi nhanh nhất hiện nay. Doanh nghiệp bán lẻ TPHCM đã nắm bắt được xu thế và có những bước chuyển đổi đáng kể.

Thay vì phải xếp hàng dài chờ đợi tính tiền như trước đây, thì nay anh Vương Tôn Vỹ, Quận 1, TP.HCM đã có thể tự tay quét mã sản phẩm và tính tiền thông qua mô hình thanh toán tự động. Giảm tiếp xúc, tiết kiệm thời gian là một trải nghiệm rất mới mẻ mà mô hình này mang lại, từ đó kích thích sự tò mò và thu hút nhiều cư dân trẻ, khi đi siêu thị tại TP.HCM. 

Anh Vương Tôn Vỹ, Quận 1, TP.HCM:

"Cái thứ nhất là giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian không phải xếp hàng trên những quầy thu ngân truyền thống, thứ 2 trong thời điểm dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, việc tránh giao dịch bằng tiền mặt rất tốt, tôi nghĩ sắp tới rất nhiều khách hàng sử dụng mô hình này."


Xu hướng mua sắm an toàn, ít tiếp xúc là một trong những hướng đi của bán lẻ hiện đại tại TP HCM vừa phù hợp với tình hình dịch bệnh vừa là tất yếu trong tiêu dùng online. Nhiều nghiên cứu thị trường cũng chỉ ra rằng, hậu Covid-19 là thời điểm mà các doanh nghiệp bán lẻ phải tính đến việc giải bài toán về trải nghiệm đa kênh của khách hàng, từ đó cũng tăng hiệu quả vận hành cho cả hệ thống siêu thị.

Bà Nguyễn Thị Tú Hân - Phó Giám đốc Kinh doanh CT TNHH MTV Co.op Finelife:

"Đối với đơn vị chúng tôi tiết giảm được rất là nhiều chi phí nhân sự, tối ưu hóa được nguồn lực nhân sự. Sau thời gian triển khai mình thấy là khách hàng rất yêu thích, ưa chuộng, sắp tới từ nay đến 2023 chúng tôi sẽ triển khai cho toàn chuỗi siêu thị finelife."


Theo các chuyên gia, hiện nay ngành bán lẻ đã có những bước đi khá mạnh để thích ứng với tình hình mới. Tuy nhiên, triển khai một mô hình mới không khó bằng việc duy trì nó và làm sao để đa số người dân chấp nhận. Đấy là chưa kể đến những khoản đầu tư không hề nhỏ.

Ông Phạm Thái Bình - Chuyên gia bán lẻ:

"Mình đưa công nghệ vào nhưng thị trường có chấp nhận không, vậy tùy thuộc vào đối tượng khách hàng, phân khúc khách hàng mà chúng ta áp dụng vào, ví dụ công nghệ số phù hợp với nhóm khách hàng trẻ, muốn đưa cái công nghệ số vào nó đòi hỏi rất nhiều vấn đề đặc biệt là cái nguồn lực là nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp."


Sự dịch chuyển từ cửa hàng vật lý sang các nền tảng thương mại điện tử đang diễn ra nhanh chóng, cũng là một phần trong xu hướng số hóa ngành bán lẻ mà Việt Nam dù chậm nhưng cũng đã dần bắt nhịp với thế giới. Quan trọng các doanh nghiệp bán lẻ sẽ nắm lấy cơ hội này ra sao để tăng sức cạnh tranh.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...