Những lưu ý khi tiêm phòng covid 19 cho trẻ

Thứ 7, 20/11/2021 | 00:00:00
1,055 lượt xem

Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi triển khai tại Thái Bình từ tháng 11 với mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trước bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và góp phần tăng diện bao phủ vaccine trong cộng đồng. Về cơ bản, việc tiêm vaccine cho trẻ em được thực hiện giống người lớn về liều lượng, lịch tiêm 2 mũi, nhưng cũng có những điểm cần lưu ý.

Trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn Thành phố Thái Bình và huyện Vũ Thư được tiêm vaccine phòng Covid-19

Cũng như tất cả các loại vaccine khác, khi tiêm vaccine phòng Covid-19, trẻ đều được khám sàng lọc trước tiêm. Do đó, trẻ hoặc cha mẹ, người giám hộ cần nói rõ với bác sĩ về bệnh lý nền, tiền sử dị ứng,... để đưa ra chỉ định tiêm phù hợp. 

Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thanh Bình - trường Đại học Y dược Thái Bình 

Trong đợt này hầu như trẻ đều có chỉ định tiêm, trừ trẻ có bệnh lý cấp tính, trẻ có tiền sử dị ứng nặng phản vệ độ 2 trở lên với bất kỳ tác nhân gì, trẻ có biểu hiện bất thường khi khám sàng lọc nghe tim, nghe phổi, hoặc trẻ có biểu hiện nghi ngờ nhiễm Covid thì sẽ được để lại để sàng lọc tiếp. Nếu đủ điều kiện những trẻ đó sẽ được tiêm ở cơ sở y tế.

Theo các chuyên gia y tế, trẻ em thường có phản ứng dây chuyền, do đó khi một trẻ có biểu hiện lo sợ hay e ngại tiêm thì sẽ dễ gây ra phản ứng lan truyền cho nhiều trẻ khác. Vì vậy, tại các điểm tiêm nên sắp xếp các phòng tiêm, theo dõi sau tiêm thật hợp lý, có khoảng cách nhất định. 

Trẻ em thường có phản ứng dây chuyền,  dễ gây ra phản ứng lan truyền cho nhiều trẻ khác

Em Nguyễn Mạnh Cường - trường THCS thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư 

Khi em đến tiêm, em đeo khẩu trang, ngồi giãn cách 2 mét, được đo thân nhiệt đầy đủ và rửa tay sát khuẩn. Khi tiêm xong em rất an tâm trong tình hình dịch bệnh bây giờ.

Trong ít nhất ba ngày đầu sau tiêm cho trẻ, cha mẹ, người giám hộ, thầy cô giáo cần yêu cầu trẻ tránh vận động mạnh, hoạt động thể thao cường độ cao. Phản ứng sau tiêm vaccine phòng Covid-19 ở trẻ em cũng tương tự như ở người lớn, phổ biến là đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm. Trẻ cũng có thể bị ớn lạnh, sốt, mệt mỏi. Do đó, sau khi tiêm, trẻ cần được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút và tiếp tục theo dõi 28 ngày sau đó, nhất là trong vòng 7 ngày đầu.

Trẻ cũng có thể bị ớn lạnh, sốt, mệt mỏi khi tiêmSau khi tiêm, trẻ cần được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút

Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thanh Bình - trường Đại học Y dược Thái Bình 

Sau khi tiêm gia đình tiếp tục theo dõi nếu có các biểu hiện như sốt, nôn, dị ứng tê môi tê chân, nếu có biểu hiện bất thường, không ổn thì cần được đưa đến cơ sở y tế. Phản ứng nhẹ như sốt không cao thì gia đình có thể chườm ấm cho các cháu. Trong 24h cần có người thường xuyên theo dõi các cháu, cho ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước.

Ðiểm nổi bật trong việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em là sự song hành của hệ thống bệnh viện và hệ thống dự phòng, ngành y tế và ngành giáo dục, bảo đảm mỗi trẻ tiêm vaccine được quản lý, theo dõi ở điều kiện an toàn nhất, xử lý kịp thời nếu có tình huống phát sinh. Đến thời điểm này, các mũi tiêm phòng Covid-19 cho trẻ đều diễn ra an toàn, không có phản ứng nặng xảy ra. 

Hà My

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...