Ngân hàng đồng thuận giảm lãi suất cho vay thực

Thứ 6, 16/07/2021 | 10:43:19
869 lượt xem

Thời gian qua, lãi suất cho vay giảm chậm hơn lãi suất huy động. Doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn vay. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã họp với các Ngân hàng thương mại, hiệu triệu tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực, không để tình trạng "lên Tivi, lên báo" vay lãi suất thấp. Lời hiệu triệu này đã nhận được sự đồng thuận của các ngân hàng thương mại. Đợt giảm lãi suất này sẽ được kiểm soát cụ thể, không chỉ là quảng cáo.

Chuyên cung cấp thực phẩm cho các trường học, doanh nghiệp cho biết việc giảm lãi cho các khoản đang vay thiết thực hơn nhiều so với giảm lãi suất cho vay mới. Bởi tình dịch bệnh sẽ khiến nhiều doanh nghiệp hạn chế vay mới, mở rộng sản xuất. 


Ông Đào Ngọc Nam, Chủ tịch CTCP Tập đoàn An Việt: Ngân hàng cũng đã đến hỗ trợ việc giãn các khoản nợ nhưng việc giảm lãi suất thì thủ tục rất nhiều thứ, đến nay chưa thực hiện được.


Từ đầu năm 2020, khi dịch bệnh bùng phát, các ngân hàng cũng đã công bố nhiều đợt giảm lãi suất. Tuy nhiên, lãi suất cho vay giảm chậm hơn lãi suất huy động.

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc cấp cao SK Việt Nam: Cái ưu tiên hàng đầu hiện tại của chúng ta là giảm lãi suất cho vay, lãi suất huy động trong năm 2020 đã giảm 2,5%, lãi suất cho vay giảm chậm hơn. Lãi suất cho vay mới là yếu tố cốt lõi để giúp tăng trưởng kinh tế chứ không phải lãi suất huy động.

Cuối tuần trước, Ngân hàng Nhà nước đã họp với các ngân hàng thương mại và đưa ra lời hiệu triệu tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Hiệp hội Ngân hàng cũng đã họp khẩn, từ đó đưa ra sự đồng thuận thực giảm lãi suất từ nay đến cuối năm. Lần này, việc giảm lãi suất sẽ quyết liệt hơn, số tiền giảm được công khai, dựa trên dư nợ hiện hữu của mỗi ngân hàng.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng: Tất cả doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid có thể đối chiếu với thời điểm quy định từ 15/7/2021 đến 31/12/2021 được giảm lãi suất. Mức giảm lãi suất tùy theo khả năng của tổ chức tín dụng, nhưng tối đa ko quá 1%/năm trên tổng dư nợ hiện hữu. Các  tổ chức tín dụng sẽ xác định được số tiền cụ thể và bản thân khách hàng cũng xác định được số tiền mình được giảm là bao nhiêu. 

Hiệp hội ngân hàng cũng cho rằng: hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn nhưng các ngân hàng vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống một cách cao nhất. Bởi lẽ, các tác động tiêu cực từ đại dịch đến ngành Ngân hàng sẽ có độ trễ rất lớn.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...