Tết Đoan Ngọ xưa và nay tại Hoàng thành Thăng Long

Chủ nhật, 13/06/2021 | 17:03:10
1,903 lượt xem

: Đoan Ngọ (Đoan Dương) là tết cổ truyền của Việt Nam và một số quốc gia Đông Á, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Ngày Tết Đoan Ngọ trong các triều đại phong kiến, trong cung đình và dân gian có những nghi thức và phong tục khác nhau. Dù trong hoàn cảnh dịch bệnh covid-19, trung tâm Hoàng thành Thăng Long vẫn tổ chức các hoạt động giới thiệu nét cổ truyền của Tết Đoan Ngọ đến đông đảo công chúng thông qua hình thức trực tuyến.

Không có khách tham quan, nhưng không gian trưng bày Tết Đoan Ngọ với chủ đề Gió lành Đoan Dương vẫn rất được thực hiện rất kỹ lưỡng. Trung tâm của trưng bày là chiếc quạt mang đậm tính chất cung đình rộng 2,4 mét đề bài thơ của Vua Lê Hiến Tông viết trên quạt năm 1503. Theo giáo sư sử học Lê Văn Lan, trong cung đình, dưới thời Lê, lễ ban quạt diễn ra vào ngày Tết Đoan Ngọ, được tổ chức ở Thái Miếu và điện Chí Kính có ý nghĩa sâu sắc là ban “phúc lành, sức khỏe, bình an”. 

Giáo sư Sử học Lê Văn Lan: 3 năm rồi, mỗi năm 1 chủ đề, năm nay là Gió lành đoan ngọ, biểu trưng là những chiếc quạt là bộ phận của nghi thức triều đình nhà Lê, chúa Trịnh có phong tục triều đình là chế tạo quạt và ban phát quạt cho các quan chức, các bộ hạ của mình, do đó năm nay chủ đề tập trung vào việc đó, khơi đúng vào một trọng tâm của những nghi thức cung đình bác học đã được diễn ra ở đây vào thời nhà Lê.

Ngoài những nét đặc sắc về nghi lễ cung đình, thì trong dân gian, ngày Tết Đoan Ngọ có phong tục đeo bùa ngũ sắc. Bùa ngũ sắc được khâu từ các mảnh lụa hoặc the vụn thành hình các loại quả và buộc chỉ ngũ sắc kết tua để xua đuổi côn trùng chống gió, cầu may mắn, bình an. 

Chị Nguyễn Thị Tuyết – Phó ban Di sản và Ký ức, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam:  Đây là 1 quan niệm của người Việt, khi lớn lên đi học vào ngày tết đoan ngọ 5-5 mẹ hoặc bà thường may cho cháu túi bùa ngũ sắc đeo cho trẻ với ước mong cho trẻ khỏe mạnh, không bị quấy khóc, xua đuổi côn trùng cho trẻ bình an

Ngoài ra, các phong tục ngày Tết Đoan Ngọ như: Hái lá thuốc Nam, gội đầu bằng nước lá thơm, lá xông giải cảm… cũng được giới thiệu. Toàn bộ những nét văn hóa cổ truyền xưa đều được chuyển tải trên Website: hoangthanhthanglong.vntrungbayonline.hoangthanhthanglong.vn để công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu thêm về nét văn hóa lâu đời của dân tộc. 

Chị Bùi Thị Thu Phương – Phó trưởng phòng nghiên cứu sưu tập di sản, Hoàng Thành Thăng Long: Hoàng Thành Thăng Long tạm thời đóng cửa không đón khách nhưng vẫn tổ chức trưng bày Tết đoan ngọ xưa và nay bằng hình thức online. Trước đây du khách phải đến tận Hoàng thành mới có thể thăm quan được nhưng với hình thức trưng bày online chỉ cần có mạng internet, máy tính hoặc điện thoại thì  du khách có thể tiếp nhận thông tin của chương trình.

Dù được triển khai theo hình thức trực tuyến nhưng triển lãm giúp du khách không có điều kiện đến Hoàng thành Thăng Long do ảnh hưởng của dịch COVID-19 vẫn có thể tiếp cận nội dung trưng bày bổ ích, tìm hiểu phong tục độc đáo trong cung đình, kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh trong dân gian.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...