Nghị quyết bứt phá xây dựng nông thôn mới

Thứ 7, 03/04/2021 | 00:00:00
988 lượt xem

5 năm qua, HĐND tỉnh Thái Bình ban hành nhiều Nghị quyết, cơ chế, chính sách đòn bẩy có ý nghĩa quyết định góp phần đưa Thái Bình hoàn thành chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010-2020, nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đơn cử như Nghị quyết số 13 ban hành ngày 30/7/2018. Cùng với việc hỗ trợ xi măng, ngân sách tỉnh hỗ trợ 6 tỷ đồng mỗi xã và từ 20-25 tỷ đồng mỗi huyện về đích nông thôn mới, giai đoạn 2018-2019.

Trường trung học cơ sở Trung An

Ước mơ tự bao lâu được giảng dạy, học tập ở ngôi trường khang trang, sạch đẹp của cán bộ, giáo viên và học sinh trường trung học cơ sở xã Trung An, huyện Vũ Thư nay đã thành hiện thực.

Bà Bùi Thị Thanh Huệ - Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Trung An, Vũ Thư: “Trước đây cơ sở vật chất không đảm bảo cho việc dạy và học. Tuy nhiên từ tháng 3/2019, về việc tạo điều kiện cho các đơn vị xây dựng nông thôn mới, cho nên đã đầu tư trường Trung học cơ sở Trung An 1 đơn nguyên gồm 9 phòng học, 3 phòng chức năng, cùng với nhà vệ sinh của các em học sinh. Trị giá 2 công trình là 8,3 tỷ đồng. Sau khi được về đơn nguyên mới học tập, các thầy cô giáo cũng như các em học sinh rất vui vẻ, phấn khởi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.”


Đường giao thông xã Trung An được nâng cấp mới

Theo Nghị quyết số 13 của HĐND tỉnh, mức hỗ trợ của tỉnh 6 tỷ đồng cho xã khó khăn về đích nông thôn mới, giai đoạn 2018-2019, như Trung An là quá khiêm tốn. Song được ví như chất xúc tác, giúp trên 30 xã thuộc tốp sau của tỉnh bứt phá hoàn thiện 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. 

Ông Nguyễn Văn Trịnh - Chủ tịch UBND xã Trung An, Vũ Thư:

“Nhờ cơ chế hỗ trợ của tỉnh và của huyện thì làm cái nguồn lực, động lực, động viên cán bộ và nhân dân chung tay, chung sức, chung lòng để chúng ta tập trung xây dựng nông thôn mới. Có tiền thì góp tiền, có đất thì hiến đất. Không có tiền, có đất thì hiến bằng ngày công lao động.”


Người dân chung tay làm đường giao thông nông thôn

Trước đó, từ năm 2013 đến nay, với việc hỗ trợ gần 1,3 triệu tấn xi măng, tương đương trên 1.500 tỷ đồng, toàn tỉnh huy động được sự tham gia, đóng góp của nhân dân với kinh phí trên 3.600 tỷ đồng để hoàn thành xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn.

Ông Đỗ Quý Phương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình:

“Ngoài cơ chế hỗ trợ xi măng tỉnh cũng đã phân cấp quản lý, thứ nhất là vốn chương trình mục tiêu quốc gia để cấp cho các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng. Cái thứ 2 là phân cấp quản lý huy động vốn từ nguồn cấp sử dụng đất, nguồn từ hỗ trợ phát triển trồng lúa trên địa bàn tỉnh để phân cấp cho các địa phương lấy nguồn xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.”


Nông thôn mới khang trang, sạch đẹp

Với xuất phát điểm thấp, song đến nay 100% số xã, các huyện, thành phố của tỉnh Thái Bình được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 2 xã được công nhận nông thôn mới nâng cao, 4 xã hoàn thành 11/11 tiêu chí. Đây là kết quả của sự hội tụ, ý Đảng, lòng dân hòa hợp, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Duy Huy

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...