Bảo vệ đê là bảo vệ sự sống

Thứ 2, 08/03/2021 | 00:00:00
1,024 lượt xem

Từ bao đời nay những con đê đóng vai trò quan trọng trong việc chế ngự tác hại của thiên nhiên. Tỉnh Thái Bình 3 mặt giáp sông, 1 mặt giáp biển càng ý thức rõ hơn về vị trí đặc biệt của mình. Với tổng chiều dài các tuyến đê là 584km, Thái Bình quyết liệt các giải pháp bảo vệ, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên nhiên gây ra.

Bến bãi vật liệu xây dựng nằm sát chân đê 

Đây là hình ảnh của những bến bãi vật liệu xây dựng nằm sát chân đê thuộc thôn Cao Phú, xã Đồng Phú cũ và nay là xã Minh Phú, huyện Đông Hưng được ghi lại đầu năm 2020, những bến bãi này không chỉ ảnh hưởng đến an toàn hành lang đê mà còn gây ô nhiễm môi trường. Nhưng chỉ sau một năm với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, những bến bãi này được giải toả, thay vào đó là những con đê được cứng hoá và lát mái chắc chắn.


Ông Lại Minh Hạnh - xã Minh Phú, huyện Đông Hưng:
“Nhà nước quan tâm và tu sửa như thế này là dân chúng tôi rất yên tâm về mùa mưa bão sắp tới”.
Ông Phan Tiến Đạt - Hạt trưởng Hạt quản lý đê huyện Đông Hưng:
“Số lượng vi phạm trên địa bàn huyện Đông Hưng trong những năm gần đây đã giảm rõ rệt, đặc biệt trong 2 năm khi chỉ thị 18 ra đời là chúng tôi đã thực hiện giải toả được trên 31 vụ vi phạm cũ còn tồn đọng và xử phạt vi phạm hànhchính là 28 triệu”.


Phá bỏ các bến bãi xây dựng trái phép 

Những năm qua Thái Bình không ngừng đầu tư kinh phí hàng trăm tỷ đồng một năm cho công tác tu bổ, sửa chữa và xây mới các tuyến đê, kè, cống. Trong công tác xử lí vi phạm, bám theo chỉ đạo của Trung ương, đặc biệt từ chỉ thị 24 của Thủ tướng Chính phủ, Thái Bình đã quyết liệt các giải pháp, gắn trách nhiệm cụ thể của từng cấp, ngành trong thực thi nhiệm vụ. Và kết quả năm 2019,2020 đã xử lí được 313 vụ, trong đó có 112 vụ phát sinh mới và 201 vụ tồn đọng từ năm 2018 trở về trước. Giải toả, buộc dừng hoạt động 50 bến bãi, lần đầu tiên tổng số vụ vi phạm, tồn đọng, cộng dồn giảm.

Ông Nguyễn Mạnh Khương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình:
“Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lí đê điều, phối kết hợp với các lực lượng chức năng, chúng tôi đã xây dựng những quy định, quy chế cụ thể. Phối kết hợp giữa lực lượng chức năng chuyên trách với lực lượng quản lí nhân dân thường xuyên tuần tra, kiểm tra, giám sát, rà soát toàn bộ tuyến đê thuộc vùng, hạt,
các xã và phân công quản lí. Trên cơ sở kịp thời phát hiện và xử lí các vi phạm cũng như các hiểm hoạ trong đê”.

Đê được tu bổ xong

Phong trào thi đua xây dựng đê kiểu mẫu cũng đã được triển khai nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, thu hút các tổ chức và người dân tích cực tham gia, xây dựng, quản lí và bảo vệ đê điều đảm bảo an toàn chống lũ. Kết hợp giao thông, cải tạo cảnh quan môi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội và đến nay đã có 7/7 hạt quản lí đê đủ tiêu chuẩn hạt quản lí đê điển hình.

Ông Nguyễn Hữu Mậu, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư:
“Từ hồi có đê làm mở rộng ra, giao thông thuận tiện đi lại rộng rãi, cảnh quan môi trường trồng cây xanh rất đẹp”.

Con đê được tu bổ 

Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường, nếu không có quyết tâm chính trị lớn với sự nhận thức đúng đắn của người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ đê, thiệt hại từ các trận bão lũ sẽ khá lớn. Chính vì vậy, Thái Bình xác định bảo vệ đê là nhiệm vụ sống còn để bảo vệ cuộc sống bình an của nhân dân.

Hoài Thu

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...