Start up vẽ tranh thời Covid 19

Thứ 6, 20/11/2020 | 22:27:39
1,527 lượt xem

Đại dịch khiến nhiều thanh niên tại Afghanistan mất việc làm, kinh tế suy yếu. Một ý tưởng khởi nghiệp mới nhằm khôi phục ngành nghề thủ công truyền thống giữa đại dịch đã được đón nhận rộng rãi. Không chỉ vậy, việc vẽ tranh, sáng tạo nghệ thuật còn giúp các nghệ sĩ tại đây có được những phút giây thư giãn, thoải mái.

Xưởng tranh Namad.

Nghệ sĩ FAIQA SULTANI đang chăm chú đầu tư cho bức vẽ nghệ thuật của mình.

Cô đã làm quen với bút lông, màu vẽ, và khung tranh được một thời gian sau khi đại dịch COVID 19 bùng phát.

Cô và rất nhiều thanh niên khác tại Afghanistan phải nghỉ việc.

Công việc nghệ thuật hiện tại, phối hợp cùng công ty Namad được xem là một giải pháp vô cùng hợp lý.



Nghệ sĩ FAIQA SULTANI: “Khi vẽ tranh,  tôi được giải tỏa rất nhiều cảm xúc tiêu cực khi phải ở nhà quá lâu và không có việc làm. Việc vẽ tranh còn giúp tôi giới thiệu nét văn hóa truyền thống Afghanistan tới đông đảo bạn bè, đó chính là vải nỉ.”


Việc sử dụng vải nỉ cổ truyền để vẽ tranh là một cách khôi phục lại nghành nghề truyền thống ở Afghanistan và giải quyết việc làm cho nhiều lao động trẻ tại đây.

Vốn là một sinh viên học ngành quan hệ quốc tế, SULTANI đã luôn ấp ủ có một công ty khởi nghiệp ý nghĩa. Namad hiện có 10 công nhân, vốn khởi nghiệp là 100 đô là Mỹ.


Cô MARZIA PANAHI – Đồng sáng lập Công ty Namad: “Đất nước chúng tôi có nghề truyền thống là làm vải sợi, rất bền và đẹp. Tuy nhiên, theo thời gian và nhiều biến cố lịch sử khiến cho ngành nghề bị mai một. Chúng tôi muốn tạo nên một thay đổi mới cho nghề truyền thống này. Rất may mắn là các sản phẩm này được đón nhận rất mạnh mẽ và chủ yếu là người dân trong nước, để hỗ trợ việc hồi sinh nghề.”

Sau khi vẽ tranh, cô sẽ quảng bá các sản phẩm theo hình thức trực tuyến. Mỗi bức tranh có giá 100-200 USD.Afghanistan hiện có hơn 60% dân số dưới 25 tuổi, luôn phải vật lộn với tình trạng thất nghiệp, nay phải chịu thêm nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch. Ngân hàng Thế giới dự đoán hơn 70% dân số sẽ rơi vào cảnh nghèo đói bền vững vào năm 2020. Do đó, các sáng kiến khởi nghiệp và kinh doanh như thế này đóng vai trò quan trọng trong việc vượt quá khó khăn hiện tại.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...