Tăng gia phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ môi trường

Thứ 4, 16/09/2020 | 00:00:00
935 lượt xem

Tăng gia phát triển sản xuất kết hợp với bảo vệ môi trường là mục tiêu hướng tới của phát triển kinh tế bền vững tại nhiều địa phương. Xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương là một trong những địa phương với những mô hình tiêu biểu đang có những hướng đi mang lại hiệu quả tích cực.

Hội thánh Tin lành Khả Cảnh, xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương giúp giáo dân phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường

Gia đình ông Thụy, thuộc Hội thánh Tin lành Khả Cảnh, xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, có một xưởng may chuyên gia công các sản phẩm may mặc. Mỗi ngày, lượng vải dư thừa khá lớn. Trước đây, số vải thừa thường được bỏ đi. Thời gian gần đây, ông tận dụng số vải thừa này để gia công những sản phẩm như miếng lót nồi và túi xách.

Gia công những sản phẩm như miếng lót nồi và túi xách từ vải thừa 

Ông Đào Xuân Thụy, xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương 

Tôi tận dụng những mẩu vải thừa, vải vụn để may thành những miếng lót nồi và túi xách. Việc tận dụng như thế này vừa giảm thiểu được rác thải lớn thải ra môi trường, lại tạo thêm thu nhập cho công nhân ở đây.


Hiện xưởng may của ông Thụy đang hoạt động với quy mô 10 công nhân. Thu nhập bình quân mỗi công nhân 4,5 triệu đồng/tháng. Những sản phẩm như miếng lót nồi và túi sách hiện đang được ông Thụy tìm cách quảng bá và phân phối ra thị trường, hy vọng sẽ tạo thêm thu nhập cho công nhân từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng.

Dời xưởng may của ông Thụy, chúng tôi đến thăm khu trang trại của gia đình ông Hoàng Văn Hải, Hội thánh Tin lành Khả Cảnh, xã Hồng Tiến. Trang trại của ông là mô hình tiêu biểu giữa gia tăng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tại địa phương. Hiện ông đang nuôi hơn 20 con bò. Mỗi năm, chỉ doanh thu từ đàn bò đã mang về cho ông hơn 200 triệu đồng. Lượng phân bò thải ra mỗi ngày lại được ông xử lý chế phẩm vi sinh, không tạo mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường, đất, nước, không khí, lại vừa tạo thêm nguồn thu cho ông.

Trang trại chăn nuôi bò của ông Hoàng Văn Hải, xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương 

Ông Hoàng Văn Hải, xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương 

Mỗi ngày đàn bò của tôi thải ra khoảng 7 tạ phân, tôi xử lý chế phẩm vi sinh để không gây ô nhiễm môi trường. Số phân này tôi còn có thể bán được cho bà con xung quanh là 30 nghìn đồng/bao, mà còn không đủ bán!


Thực hiện mô hình VAC khoa học, ông Hải còn tận dụng cây cỏ, phân bò để chăn nuôi thả cá, dùng phân bò hữu cơ bón cho ruộng lúa và vườn cây ăn trái. Vừa tiết kiệm chi phí lại có thêm nguồn thu. Ông Hải cho biết thêm: “Thực hiện thành công mô hình này tôi thấy rất phấn khởi và sẵn sàng chia sẻ cách làm của mình với những ai muốn làm và học hỏi theo.”

Chế biến thức ăn cho bò và chăn nuôi cá

Áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất giúp ông Hải cũng như các cơ sở sản xuất ở đây ngày càng phát triển, vừa cải thiện đời sống gia đình, phát triển kinh tế địa phương và góp phần bảo vệ môi trường.

Lô Linh

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...