Chia sẻ khó khăn với nạn nhân chất độc da cam/ Điôxin

Thứ 2, 10/08/2020 | 00:00:00
1,265 lượt xem

Thái Bình là một trong những tỉnh có số lượng nạn nhân chất độc da cam/Điôxin cao nhất cả nước. Toàn tỉnh hiện có khoảng 34.000 người nghi nhiễm chất độc da cam /Điôxin, trong đó có trên 20.000 người bị nhiễm độc nặng với đời sống rất khó khăn. Đây là những trường hợp rất cần được xã hội chung tay giúp họ giảm bớt những khó khăn và thiệt thòi trong cuộc sống.

Thăm hỏi và tặng quà gia đình nạn nhân da cam

Chất độc da cam gây ra những nỗi đau thương cho rất nhiều gia đình và toàn xã hội. Người may mắn thì lành lặn bên ngoài, người không may thì ảnh hưởng cả thể chất và tinh thần. Chị Hoàng Thị Chiên bị ảnh hưởng từ bố mình. Ngày thường chị Chiên xé hết quần áo, hò hét và đạp phá. Mấy ngày nay được mẹ cho uống thuốc nên chị cũng đỡ hơn phần nào. Chồng mất, 1 mình bà Dưỡng chăm chị Chiên mấy năm nay.

Người  bị di chứng chất độc da cam 

Bà Vũ Thị Dưỡng, xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình

Tôi có được ngủ mấy đâu, cả ngày nó la hét, đập phá. Chăm nó mệt lắm! Ngoài tiền trợ cấp ra thì tôi cũng chẳng có tiền ở đâu để nuôi nó. Thi thoảng 2 chị còn về giúp đỡ chứ mình tôi thì không chăm nổi nó…

Ông Bùi Văn Thiệu, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình

Chồng bà ấy mất mấy năm nay rồi nên chỉ có mình bà ấy chăm con. Cả nhà chẳng có gì ngoài mỗi cái nhà. Ruộng vườn có ít để cấy lấy thóc chứ không buôn bán gì… Rất mong chính quyền địa phương quan tâm để những hoàn cảnh đặc biệt này!

Nạn nhân chất độc da cam có rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. May mắn hơn chị Chiên, anh  Đỗ Hà Cừ chỉ bị khuyết tật thân thể, còn tinh thần anh hoàn toàn minh mẫn. 36 tuổi, những tưởng nằm một chỗ thì chẳng thể làm gì. Vậy mà anh lại là người sáng lập và quản lý “Không gian văn hóa đọc Hy vọng” với 16 tủ sách trên khắp các tỉnh thành của cả nước. Tay chân co quắp, nhưng anh Cừ vẫn có thể thành thạo dùng máy tính, lập và quản lý trang group, viết bài truyền cảm hứng sống cho những người có hoàn cảnh không may mắn giống mình.

Đỗ Hà Cừ

và  “Không gian văn hóa đọc Hy vọng”

Anh  Đỗ Hà Cừ, thành phố Thái Bình

Mình làm để mọi người cũng cảm thấy vui, cảm thấy mình có thể làm được những việc có ích cho người khác. Thấy mọi người vui là mình cảm thất vui rồi!


36 năm qua, bà Sơn luôn làm "đôi tay, đôi chân" của con

Ông Cao Trung Thịnh - Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố Thái Bình

Từ trường hợp đặc biệt của anh Đỗ Hà Cừ, Hội đã tuyên truyền và lấy đó làm tấm gương để khích lệ tới những nạn nhân chất độc da cam khác cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Tuy khuyết tật nhưng vẫn có thể làm được những việc có ích trong cộng đồng.

Thay vì chấp nhận số phận nghiệt ngã, nhiều thế hệ nạn nhân da cam đã nỗ lực vươn lên hòa nhập cộng đồng và sống có ích. Và bên trong thân thể không lành lặn ấy là nghị lực, là những mong ước và khát khao sống mãnh liệt như bất cứ người bình thường nào khác trong cuộc sống.

Lô Linh

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...